1. Chi phí, giá chứng nhận hữu cơ bao nhiêu ?
Tương tự chứng nhận VietGAP, Riêng các dự án nông nghiệp hữu cơ được hỗ trợ bởi nhà nước, các mức chi phải thực hiện theo quy định của tài chính, chương trình, …doanh nghiệp/ người sản xuất là đối tượng hưởng lợi. Tuy nhiên khi doanh nghiệp/ người sản xuất tự bỏ chi phí để đăng ký chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm của mình, ngoài việc lựa chọn tổ chức chứng nhận đủ năng lực, có thương hiệu ra thì chi phí, giá cả là điều đặc biệt quan tâm, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính kinh tế, khả năng tài chính của mình.
Vậy chi phí chứng nhận hữu cơ trồng trọt hay chăn nuôi là bao nhiêu ? nhà nước có quy định không ? Xét tới thời điểm hiện tại, chi phí, giá chứng nhận hữu cơ do mỗi tổ chức chứng nhận tự xây dựng và công bố. Nhưng nhìn chung chi phí chứng nhận sản phẩm nói chung và hữu cơ nói riêng phụ thuộc các yếu tố sau:
Thứ 1: diện tích
Diện tích lớn hay nhỏ quyết định đến số lượng mẫu đất trồng, nước tưới và mẫu sản phẩm để đánh giá nguy cơ và an toàn thực phẩm. Ví dụ: diện tích chứng nhận dưới 5ha, lấy 1 mẫu đất, 1 mẫu/ loại sản phẩm, diện tích lớn hơn thì phải lấy mẫu thêm để tăng tính đại diện.
Thứ 2: số lượng sản phẩm, loại sản phẩm
Hiện tại chứng nhận hữu cơ có thể thực hiện theo phương thức 5 nghĩa là đánh giá quá trình sản xuất và lấy mẫu điển hình (khác với chứng nhận VietGAP là lấy mẫu nếu nghi ngờ), nên việc phân tích mẫu phải lấy 100% sản phẩm, muốn đăng ký chứng nhận sản phẩm nào phải lấy mẫu sản phẩm đó, nên dễ thấy có nhiều nhóm sản phẩm thì chi phí lấy và phân tích mẫu sẽ nhiều hơn.
Thứ 3: số hộ thành viên, số địa điểm sản xuất
Trường hợp cùng một diện tích nhưng số hộ nhiều hơn hoặc nhiều địa điểm sản xuất hơn thì thời gian đánh giá sẽ nhiều hơn, số công đánh giá sẽ mất thời gian hơn nên sẽ nhiều chi phí hơn.Hơn nữa theo quy định thì việc đánh giá chứng nhận hữu cơ phải tiến hành đánh giá 100% địa điểm sản xuất, khác với chứng nhận VietGAP là đánh giá đại diện dạng căn bậc 2 địa điểm sản xuất.
Thứ 4: loại hình đánh giá chứng nhận hữu cơ
Trường hợp đánh giá chứng nhận lần đầu thì cao hơn đánh giá giám sát và đánh giá chứng nhận lại sau chu kỳ 02 năm.
Thứ 5: thương hiệu, uy tín tổ chức chứng nhận
Mức độ uy tin, bài bản của mỗi tổ chức chứng nhận cũng ảnh hưởng đến chi phí chứng nhận hữu cơ và đánh giá chứng nhận hữu cơ nước ngoài như JAS, USDA, .. thì chắc chắn cao hơn nhiều.
• Xem thêm: Cách tính chi phí chứng nhận của GreenCert
2. Thời gian, hiệu lực chứng nhận VietGAP
Theo quy định hiện tại của Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ thì giấy chứng nhận nông nghiệp hữu cơ có giá trị không quá 02 năm.
Trong thời gian hiệu lực chứng nhận này, cơ sở được chứng nhận phải chịu sự đánh giá giám sát xem xét cơ sở có duy trì điều kiện chứng nhận hay không với tần suất 01 lần/ 02 năm.
Sau chu ký 02 năm, GreenCert sẽ tiến hành đánh giá chứng nhận lại.
- Tổng quan giới thiệu về Nông nghiệp hữu cơ - Organic (24.03.2021)
- Lợi ích áp dụng và chứng nhận nông nghiệp hữu cơ (31.03.2021)
- Điều kiện đạt chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam (18.01.2021)
- Hướng dẫn quy trình đăng ký chứng nhận hữu cơ (31.03.2021)