1. Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?
ISO 22000 là tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (viết tắt tắt là: ISO) tập trung vào kiểm soát an toàn thực phẩm. Về cấu trúc và các thuật ngữ, tiêu chuẩn ISO 22000 có liên hệ với tiêu chuẩn ISO 9000. Tên đầy đủ là ISO 22000 Food safety management systems - Requirements for any organization in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm), hiện nay phiên bản mới nhất là ISO 22000:2018.
Xem thêm: Lợi ích áp dụng ISO 22000
2. Tổ chức nào nào cần áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000?
Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể được áp dụng ở tất cả tổ chức nào được liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp trong chuỗi thực phẩm (nghĩa là một phần hoàn toàn bộ chuỗi thực phẩm) bao gồm:
- Các cơ sở cấp dịch vụ thực phẩm như nhà hàng, khách sạn, hệ thống cung cấp thức ăn nhanh pat foood, các bệnh viện, cũng như các nhà bán thực phẩm lưu động;
- Các ngư trường, nông trại và trang trại sữa;
- Các cơ sở chế biến thịt, cá và thức ăn chăn nuôi, sản xuất bánh mì, ngũ cốc, thức uống, thực phẩm đông lạnh hoặc đóng hộp;
- Các dịch vụ hỗ trợ bao gồm lưu trữ và phân phối thực phẩm và cung cấp thiết bị chế biến thực phẩm, phụ gia, nguyên vật liệu, sơ chế, đóng gói,…
- Nói tóm lại, tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng đối với tổ chức có một phần hoặc toàn bộ liên quan đến chuỗi cung ứng thực phẩm.
3. Tổ chức chứng nhận ISO 22000
Tại Việt Nam, tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP về hệ thống chứng nhận an toàn thực phẩm thì có chức năng chứng nhận ISO 22000 trong đó có GreenCert.
- Lợi ích áp dụng ISO 22000 (08.06.2021)
- Điều kiện đạt chứng nhận ISO 22000 (08.06.2021)
- Hướng dẫn quy trình đăng ký chứng nhận ISO 22000 (08.06.2021)
- Chi phí và thời gian hiệu lực giấy chứng nhận ISO 22000 (08.06.2021)