Mỗi đất nước đều xây dựng hàng rào kỹ thuật cho Quốc gia mình để quản lý sản phẩm hàng hóa trong quá trình sản xuất và lưu thông và nền tảng ở Việt Nam chính là Luật tiêu Chuẩn Quy chuẩn Kỹ thuật ra đời. Luật này quy định phương thức quản lý bằng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Trong đó quy chuẩn mang tính chất bắt buộc, còn tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện, tuy nhiên khi tiêu chuẩn được viện dẫn trong các văn bản quy phạm pháp luật nó lại trở thành bắt buộc.
Quy chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Quy chuẩn có 2 dạng là quy chuẩn quốc gia (QCVN) do từng Bộ chuyên ngành ban hành hoặc Quy chuẩn địa phương (QCĐP) do Uỷ ban nhân dân tỉnh/ Thành phố ban hành.
Các lĩnh vực của quy chuẩn có nhiều lĩnh vực như: Sản phẩm, hàng hoá; Dịch vụ; Quá trình; Môi trường; Các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội. Riêng bài viết này quan tâm đến khía cạnh lĩnh vực chứng nhận hợp quy sản phẩm, hàng hóa.
Hoạt động Chứng nhận hợp quy (Certificate regulation - CR): là việc đánh giá và xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Chứng nhận hợp quy là loại hình chứng nhận hợp quy sản phẩm/điều kiện được thực hiện theo sự thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận sự phù hợp.
- Tổng quan, lợi ích về chứng nhận hợp chuẩn (08.12.2023)
- Lợi ích chứng nhận hợp quy (08.12.2023)
- Chứng nhận hợp chuẩn vật liệu xây dựng (08.12.2023)
- Danh mục vật liệu xây dựng bắt buộc chứng nhận hợp quy (08.12.2023)
- Quy trình đăng ký đánh giá chứng nhận hợp chuẩn (08.12.2023)
- Quy trình đăng ký đánh giá chứng nhận hợp quy (08.12.2023)