1. Chứng nhận Chè hữu cơ ?
Chứng nhận chè hữu cơ là việc đánh giá chứng nhận sản phẩm chè được sản xuất phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.
Hiện tạo tiêu chuẩn chứng nhận chè hữu cơ là TCVN 11041-6:2018 Nông nghiệp hữu cơ. Phần 6: Chè hữu cơ.
Hoạt động chứng nhận chè hữu cơ được thực hiện theo Phương thức 5: tức là đánh giá quá trình sản xuất kết hợp lấy mẫu điển hình để khẳng định lại hiệu quả của quá trình sản xuất.
2. Lợi ích chứng nhận chè hữu cơ
- Tạo ra sản phẩm an toàn, tăng thời gian bảo quản.
- Sản phẩm chè được chứng nhận được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ được đánh giá cao, rất dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam cũng như nâng cấp lên các tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế như JAS, USDA.
- Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; bảo vệ người tiêu dùng giảm gần như triệt để nguy cơ ảnh hưởng từ việc dùng thuốc BVTV và phân bón vô cơ.
- Chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định.
- Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối.
- Phục hồi và cải thiện sức khoẻ đất.
- Giảm sự ảnh hưởng của việc canh tác đến người trực tiếp lao động.
- Giảm thiểu ảnh hướng xấu đến khí hậu, chống biến đổi khí hậu.
- Bảo vệ nguồn nước.
- Tạo lập một ngành trồng trọt bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.
3. Các bước/quy trình đăng ký chứng nhận chè hữu cơ
Bước 1: Đăng ký
Bước 2: Hợp đồng chứng nhận
Bước 3: Tiến hành đánh giá tại cơ sở + lấy mẫu (bắt buộc)
Trong đó đánh giá được chia làm 02 giai đoạn:
+ Đánh giá giai đoạn 1: đánh giá chuyển đổi
+ Đánh giá giai đoạn 2: đánh giá chứng nhận.
Bước 4: Thẩm xét hồ sơ và cấp giấp chứng nhận
(Sau khi được cấp giấy chứng nhận, cơ sở phải chịu sự giám sát của Trung tâm Chứng nhận GreenCert hằng năm (12 tháng/ lần) và đánh giá chứng nhận lại sau 02 năm).
4. Thời gian thực hiện:
- Thời gian chuyển đổi đất: nếu đất trồng hoang hoá hoặc rừng nguyên sinh thì có thể bỏ qua giai đoạn chuyển đổi đất. Trường hợp có bằng chứng lịch sử không sử dụng phân vô cơ và thuốc BVTV vô cơ thì được rút ngắn thời gian chuyển đổi đất (theo thực tế đánh giá nguy cơ): Chè là cây lâu năm: 6 tháng (kể cả vụ đầu tiên).
Trường hợp có sử dụng chất cấm (tức nằm ngoài danh mục cho phép của sản xuất hữu cơ) thì trong vòng 3 năm sản phẩm không được sử dụng ghi nhãn liên quan đến cụm từ “hữu cơ”, tức phải chuyển đổi đất 03 năm.
- Thời gian chuyển cây trồng: nếu cơ sở sản xuất chè hữu cơ cho diện tích đã có tức đã trồng có thu hoạch thì phải chăm sóc bằng phương pháp hữu cơ ít nhất 02 vụ mới được chứng nhận hữu cơ. Cây mẹ quá 02 vụ bằng phương pháp hữu cơ được xem là giống hữu cơ trên mảnh đất đó và chiết làm giống hữu cơ cho việc canh tác vùng mới.
5. Kết quả đạt được: Giấy chứng nhận chè hữu cơ (hiệu lực 02 năm)
6. Quyền lợi khi sử dụng dịch vụ chứng nhận chè hữu cơ của GreenCert
- Đảm bảo chất lượng, đầy đủ, đúng quy định;
- Chi phí phù hợp;
- Được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc khi cần;
- Được cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn hàng năm.
Vui lòng liên hệ tư vấn 0779.505.868
Phạm vi cung cấp dịch vụ tại các tỉnh trên cả nước
An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Yên, Cần Thơ, Hải Phòng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
- Chứng nhận rau hữu cơ nhà màng nhà lưới (27.09.2023)
- Chứng nhận rau mầm hữu cơ (27.09.2023)
- Chứng nhận nấm hữu cơ (27.09.2023)
- Chứng nhận Lúa Gạo hữu cơ (03.06.2021)
- Chứng nhận rau quả trồng trọt hữu cơ (03.06.2021)