1. VietGAP chăn nuôi là gì ?
VietGAHP chăn nuôi (Vietnamese Good Animal Husbandry Practices) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất áp dụng trong chăn nuôi nhằm đảm bảo vật nuôi được nuôi dưỡng để đạt được các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
Quy định này khuyến khích áp dụng để chăn nuôi an toàn nhằm ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro từ các mối nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, môi trường, sức khoẻ, an toàn lao động và phúc lợi xã hội cho người lao động.
VietGAP chăn nuôi chủ yếu tập trung vào việc quản lý đầu vào như: thức ăn chăn nuôi, nước uống, sử dụng thuốc thú y và vệ sinh thú y …để sản phẩm chăn nuôi an toàn. Đảm bảo sản xuất thịt, trứng, mật, sữa đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm: Không tồn dư chất độc hại và vi sinh vật quá ngưỡng cho phép.
Hiện nay VietGAP chăn nuôi được ban hành mới nhất tại Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN ngày 10 tháng 11 năm 2015 kèm theo 08 quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho bò sữa, bò thịt; dê sữa, dê thịt; lợn; gà; ngan-vịt và ong.
VietGAHP chăn nuôi gà
VietGAHP chăn nuôi vịt, ngan
VietGAHP chăn nuôi bò thịt
VietGAHP chăn nuôi bò sữa
VietGAHP chăn nuôi dê thịt
VietGAHP chăn nuôi dê sữa
VietGAHP nuôi ong mật
2. Lợi ích chứng nhận VietGAP chăn nuôi
Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng vì cách ly sử dụng thuốc khánh sinh, tránh việc sử dụng chất tăng trọng, …
Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn của VietGAP được đánh giá cao, rất dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam.
Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định.
Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối.
Tạo lập một ngành chăn nuôi bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.
3. Các bước/quy trình thủ tục/ cách đăng ký chứng nhận VietGAP chăn nuôi
Bước 1: Đăng ký
Bước 2: Hợp đồng chứng nhận
Bước 3: Tiến hành đánh giá tại cơ sở + lấy mẫu
Bước 4: Thẩm xét hồ sơ và cấp giấp chứng nhận
(Sau khi được cấp giấy chứng nhận, cơ sở phải chịu sự giám sát của Trung tâm Chứng nhận GreenCert hằng năm (12 tháng/ lần) và đánh giá chứng nhận lại sau 02 năm).
4. Thời gian thực hiện: khoảng 30 ngày hoặc hơn tuỳ mức độ đáp ứng
5. Kết quả đạt được: giấy chứng nhận VietGAP chăn nuôi
6. Quyền lợi khi sử dụng dịch vụ chứng nhận VietGAP chăn nuôi của GreenCert
- Chi phí phù hợp;
- Được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc;
- Được cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn khi cần;
- Nhiều dịch vụ phụ trợ đi kèm.
Vui lòng liên hệ tư vấn 0779.505.868
Phạm vi cung cấp dịch vụ chứng nhận VietGAP chăn nuôi tại các tỉnh trên cả nước
An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Yên, Cần Thơ, Hải Phòng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
- Chứng nhận VietGAP trồng trọt (03.06.2021)
- Chứng nhận VietGAP thủy sản (03.06.2021)
- Quy trình đánh giá, cấp giấy chứng nhận VietGAP (13.12.2021)