Theo quy định tại Điều 25. Quản lý nuôi chim yến của Nghị định 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 Hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi như sau:
1. Quy định về vùng nuôi chim yến:
a) Vùng nuôi chim yến do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Vùng nuôi chim yến phải bảo đảm phù hợp tập tính hoạt động của chim yến, phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và không gây ảnh hưởng đến đời sống của cư dân tại khu vực nuôi chim yến.
2. Quy định đối với cơ sở nuôi chim yến:
a) Nhà yến, trang thiết bị sử dụng cho hoạt động nuôi chim yến phải bảo đảm phù hợp tập tính hoạt động của chim yến.
Trường hợp nhà yến đã hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng không đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì phải giữ nguyên trạng, không được cơi nới;
b) Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động nuôi chim yến, có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Có hồ sơ ghi chép và lưu trữ thông tin về hoạt động nuôi chim yến, sơ chế, bảo quản tổ yến bảo đảm truy xuất được nguồn gốc sản phẩm chim yến;
d) Thiết bị phát âm thanh để dẫn dụ chim yến có cường độ âm thanh đo tại miệng loa không vượt quá 70 dBA (đề xi ben A); thời gian phát loa phóng để dẫn dụ chim yến từ 5 giờ đến 11 giờ 30 và từ 13 giờ 30 đến 19 giờ mỗi ngày, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này;
đ) Trường hợp nhà yến đã hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng không đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, nhà yến nằm trong khu dân cư, nhà yến cách khu dân cư dưới 300 m thì không được sử dụng loa phóng phát âm thanh;
e) Không săn bắt; không dẫn dụ chim yến để sử dụng vào mục đích khác ngoài mục đích nuôi chim yến để khai thác tổ yến, nghiên cứu khoa học.
3. Tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác, sơ chế, bảo quản tổ yến phải thực hiện các yêu cầu sau:
a) Ban hành và tuân thủ quy trình kỹ thuật khai thác, sơ chế, bảo quản tổ yến;
b) Khu vực, nhà, xưởng phục vụ sơ chế, bảo quản tổ yến phải cách xa nguồn gây ô nhiễm, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm;
c) Có biện pháp ngăn ngừa, xử lý phù hợp để bảo đảm sinh vật gây hại không xâm nhập vào khu vực sơ chế, bảo quản tổ yến;
d) Có nguồn nước sử dụng trong sơ chế tổ yến đạt yêu cầu tiêu chuẩn nước sinh hoạt;
đ) Tổ yến sau sơ chế phải bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
PHỤ LỤC VII
CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG TỔ YẾN SƠ CHẾ
(Kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ)
Các chỉ tiêu |
Mức yêu cầu |
Màu sắc tổ yến nhà |
Trắng, trắng ngà |
Màu sắc tổ yến đảo |
Đỏ, hồng, cam, trắng |
Mùi vị |
Có mùi đặc trưng, không có mùi lạ |
Tạp chất |
Không phát hiện khi kiểm tra bằng kính hiển vi phóng đại 5 - 10 lần |
Độ ẩm |
< 15% |
Protein |
≥ 40% |
Acid Amin |
46% - 50% |
Sialic Acid |
≥ 5% |
Nitrite |
≤ 30 mg/kg |
Salmonella |
Không phát hiện trong 25g |
H5N1 |
Không phát hiện |
Chì (Pb) |
< 2 mg/kg |
Thạch tín (As) |
< 1 mg/kg |
Thủy ngân (Hg) |
< 0.05 mg/kg |
Cadmium (Cd) |
< 1 mg/kg |
Antimony (Sb) |
< 1 mg/kg |
Hydrogen peroxide |
< 1 mg/kg |
Chất tẩy trắng |
Không có |
- Hướng dẫn thực hiện lĩnh vực xây dựng (29.03.2024)
- Nghiệm thu khối lượng thi công xây dựng công trình (29.03.2024)
- Áp dụng mã hiệu định mức đóng cọc gỗ (hoặc cọc tràm) (29.03.2024)
- Áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh cho gói thầu xây lắp công trình đơn giản (29.03.2024)
- Chuỗi thức ăn nông nghiệp hữu cơ (21.10.2023)
- Các loài thiên địch trong nông nghiệp hữu (21.10.2023)
- Chứng nhận rau mầm hữu cơ (01.10.2023)
- Chứng nhận nấm hữu cơ (01.10.2023)
- Các chất làm sạch và khử trùng thiết bị, dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm được sử dụng trong chế biến sản phẩm hữu ? (14.01.2021)
- Chất hỗ trợ chế biến được sử dụng trong chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ? (14.01.2021)