Dịch bệnh giảm, tiết kiệm chi phí đầu tư, vật nuôi khỏe và cho lợi nhuận cao hơn 20%... là những lợi ích thiết thực của quy trình chăn nuôi theo hướng VietGap đang được tỉnh Hưng Yên triển khai theo dự án "Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm" do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
Hiện tỉnh Hưng Yên đã xây dựng được 4 vùng chăn nuôi an toàn (GAHP) với 49 nhóm và 1.000 hộ tham gia tại 7 xã, gồm: Đình Dù (Văn Lâm); Tân Tiến, Mễ Sở (Văn Giang); Liên Khê, Đông Kết (Khoái Châu); Dị Chế, Thụy Lôi (Tiên Lữ) với tổng số đàn lợn khoảng 30.000 con. Đến nay, trên 800 hộ chăn nuôi ở Hưng Yên đã được cấp chứng nhận VietGap.
Thực hiện chăn nuôi theo quy trình nói trên, các hộ tham gia trong vùng dự án được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, được đào tạo kiến thức về quy trình thực hành chăn nuôi tốt. Qua đó, các hộ biết sử dụng các loại thuốc phòng và trị bệnh cho đàn vật nuôi khi mắc bệnh thông thường, từng bước phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc an toàn sinh học gắn với an toàn dịch, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Nhằm giám sát sự lưu hành của mầm bệnh trên đàn lợn và đánh giá mức độ bảo hộ của các chương trình tiêm phòng vắc xin tại hộ tham gia ở các vùng GAHP, Ban quản lý Dự án Lifsap đã phối hợp với Chi cục Thú y lấy mẫu huyết thanh, điều tra dịch tễ, đồng thời đánh giá kết quả chung trong việc triển khai áp dụng quy trình GAHP cho nông hộ.
Kết quả cho thấy, các hộ GAHP đã quan tâm và có ý thức tiêm phòng vắc xin phòng bệnh, tuân thủ theo quy trình thực hành chăn nuôi an toàn, ý thức của người chăn nuôi được nâng cao nhằm cung cấp những sản phẩm chăn nuôi an toàn cho người tiêu dùng...
Theo các hộ chăn nuôi ở các xã Đình Dù, Dị Chế và Liên Khê, nhờ tuân thủ quy trình chăn nuôi VietGap, bà con luôn kiểm soát được trên 80% dịch bệnh trên đàn lợn so với chăn nuôi truyền thống, tỷ lệ hao hụt lợn chỉ còn 1%. Từ đó chi phí thuốc men giảm, đàn lợn phát triển tốt, lợi nhuận chăn nuôi tăng 20% so với trước đây. Từ khi tham gia dự án, tại các khu vực chuồng trại chăn nuôi đều không để xảy ra dịch bệnh.
Đánh giá của Phòng Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên cho thấy, qua thực tế từ các hộ chăn nuôi theo quy trình VietGap cho thấy, với việc áp dụng những biện pháp phòng chống dịch bệnh, số lợn ốm, chết giảm trên 20% so với chăn nuôi theo phương pháp truyền thống, do vậy lợi nhuận cũng tăng theo. Mặt khác, việc xây các hầm biogas xử lý chất thải đã giúp cải thiện môi trường chăn nuôi, tiết kiệm được chi phí nhiên liệu dành cho đun nấu từ khí sinh học./.
Tin liên quan
- Trồng dưa lưới trong nhà màng theo tiêu chuẩn VietGap ở Long An (10.04.2019)
- Việt Nam sắp ký nghị định thư với Trung Quốc về xuất khẩu sầu riêng chính ngạch (24.06.2022)
- Tập huấn truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại Đắk Lắk (18.06.2022)
- Hội thảo về truy xuất nguồn gốc tại Khánh Hòa (03.06.2022)
- Xây dựng thế giới công bằng và lành mạnh hơn với các tiêu chuẩn ISO (31.03.2022)
- Gắn nông nghiệp hữu cơ với liên kết doanh nghiệp (01.03.2022)
- Nghị quyết 165/NQ-CP về việc tháo gỡ vướng mắc liên quan cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận, kiểm tra chất lượng trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do phải thực hiện quy định về phòng, chống dịch COVID-19 (12.01.2022)
- Cần hiểu đúng về tem truy xuất nguồn gốc (12.12.2021)
- Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng rau hữu cơ ở Hạ Long (06.05.2021)
- Tiền Giang hướng mở cho vùng sản xuất rau VietGAP (05.05.2021)