Chứng nhận Hữu Cơ - Greencert
Có nhiều lợi thế để phát triển của một số loại cây trồng và vật nuôi đặc sản có thế mạnh của vùng như: Cây ăn quả có múi; mía tím, chè shan tuyết, cây rau có bí xanh, bí đỏ, dưa chuột, lặc lày, rau su su lấy ngọn, tỏi tía, các vùng chăn nuôi lợn bản địa Lương Sơn hiện là vùng rau hữu cơ lớn nhất của tỉnh, cung cấp ổn định lượng hàng cho thị trường Hà Nội
Để phát huy lợi thế trên, UBND tỉnh đã ban hành đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; ban hành các quy hoạch, đề án phát triển sản xuất các cây trồng chủ lực, thế mạnh của tỉnh; đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng, phân tích thích nghi đất sản xuất nông nghiệp tại các vùng, khu vực sản xuất. Đây là tiền đề để xác định vùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất hữu cơ phù hợp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Qua đánh giá 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hòa Bình. Tăng trưởng ngành nông, lâm thủy sản giai đoạn 2016 - 2020 đạt 4,1%/năm. Đã xác định được các nhóm sản phẩm chủ lực và sản phẩm ưu tiên thực hiện chuỗi giá trị, gồm: Quả có múi (cam, bưởi); mía ăn tươi; lúa chất lượng cao và lúa hữu cơ; dược liệu; rau (cây lợi thế ở từng vùng); gia súc (trâu, bò, lợn, dê); gia cầm (gà, vịt); cá Sông Đà phù hợp với điều kiện tự nhiên và các lợi thế của tỉnh. Qua thực tế rà soát, cho thấy: Tổng diện tích có khả năng sản xuất trồng trọt hữu cơ được đề xuất là 3.197,5 ha trong đó: Huyện Đà Bắc 982 ha; huyện Lạc Thuỷ 679,5 ha; huyện Kim Bôi 640 ha; huyện Tân Lạc 328,5 ha; huyện Lạc Sơn 267 ha; huyện Yên Thuỷ 80 ha và Thành phố Hòa Bình 220,5 ha.
Các cây trồng đề xuất sản xuất hữu cơ rất đa dạng gồm: Gạo đặc sản, cây có múi (cam, bưởi), rau các loại, chuối, mía tím, thanh long, cây dược liệu, na, gừng, khoai sọ…
Diện tích sản xuất trồng trọt hữu cơ được chứng nhận theo tiêu chuẩn của Việt Nam và chứng nhận PGS của tỉnh tăng từ 9,8 ha năm 2018 lên đến 66,3 ha năm 2020. Các sản phẩm trồng trọt hữu cơ được chứng nhận bao gồm: sản phẩm rau đậu các loại, sản phẩm quả có múi, ổi. Một số đơn vị sản xuất tiêu biểu của tỉnh như: Liên nhóm rau hữu cơ huyện Lương Sơn; Công ty Nông nghiệp hữu cơ Hòa Bình; Nông trại hữu cơ Linh Dũng.Ngoài một số diện tích sản xuất trồng trọt hữu cơ được chứng nhận, còn nhiều diện tích sản xuất đang theo hướng hữu cơ hoặc đang trong thời gian chuyển đổi sản xuất hữu cơ.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 09 cơ sở được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam, 01 Hợp tác xã và 01 Liên nhóm chứng nhận theo tiêu chuẩn PGS trong trồng trọt, 01 doanh nghiệp chăn nuôi chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ của Nhật Bản, hiện chưa có chứng nhận hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản.
Các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được tiêu thụ tương đối tốt, các sản phẩm hữu cơ được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường Hà Nội, đối với sản phẩm thịt lợn giá bán từ 250.000 - 300.000 đồng/kg, sản phẩm rau hữu cơ đồng giá cho các loại từ 18.000 đồng/kg-20.000 đồng/kg, sản phẩm quả hữu cơ (Bưởi đỏ Tân Lạc) giá bán từ 25.000 đồng/kg (từ 1 - 1,2 kg/quả); sản phẩm Cam giá bán từ 30.000 - 35.000 đồng/kg.
Các sản phẩm hữu cơ được tiêu thụ cơ bản đều thông qua các hợp đồng, như: Sản phẩm rau hữu cơ Lương Sơn tiêu thụ qua hợp đồng với Công ty Vinagap, Tâm Đạt, Tràng an và công ty Bavifam, Ecomar và các cửa hàng kinh doanh thực phẩm tại Hòa Bình; sản phẩm quả hữu cơ (Bưởi Tân Lạc) bán qua hợp đồng với Công ty Bắc Tôm, Tâm đạt. Sản phẩm thịt lợn được tiêu thụ thông qua các hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch Orfarm và Cụm công nghiệp Hà Bình Phương, Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội).
Tuy nhiên, hiện nay diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ vẫn còn khiêm tốn, các khu vực sản xuất hữu cơ bước đầu ở dạng các mô hình, với diện tích sản xuất nhỏ, đang trong quá trình áp dụng thử nghiệm. Chi phí trong sản xuất và chứng nhận sản phẩm hữu cơ đáp ứng các tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của khu vực và thế giới còn cao. Việc đầu tư công lao động trong sản xuất hữu cơ là khá cao, nhất là trong lĩnh vực trồng trọt, khó huy động được nguồn nhân lực, do vậy quy mô sản xuất thường là nhỏ.
Nhằm phát triển diện tích nông nghiệp hữu cơ trong thời gian tới, cần tiếp tục duy trì diện tích sản xuất hữu cơ hiện có, mở rộng và chứng nhận diện tích sản xuất hữu cơ mới đáp ứng các tiêu chuẩn hiện hành. Tập trung các cây trồng chủ lực có thể mạnh của Tỉnh như: Nhóm cây có múi, nhóm rau ăn lá, nhóm rau ăn quả, mía, chè, chuối, thanh long, gạo đặc sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm... song song với đó là đẩy mạnh giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các điểm bán sản phẩm hữu cơ. Tham mưu, xây dựng chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ; thu hút doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt sản xuất trồng trọt hữu cơ. Tham mưu ban hành các tiêu chuẩn cơ sở sản xuất trồng trọt hữu cơ đối với cây trồng chưa ban hành tiêu chuẩn quốc gia, làm căn cứ sản xuất trồng trọt hữu cơ bền vững; ưu tiên các cây trồng như: cây có múi,và cây dược liệu...
Nguồn:
https://en.vietnam.vn/van-hoa-xa-hoi/hoa-binh-tap-trung-phat-trien-ve-nong-nghiep-huu-co-20210802195647378.html
- Mô hình chăn nuôi tuần hoàn khép kín (07.01.2021)
- Thu tiền tỷ từ nuôi thủy sản sông trong ao (07.01.2021)
- Cuối năm giá gà vẫn dậm chân tại chỗ, người chăn nuôi thấp thỏm (07.01.2021)
- Bình Định: Thả hơn 20.000 cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản (07.01.2021)
- Nuôi lươn giống chuẩn, nước sạch, hiệu quả cao (07.01.2021)
- Nước sông Lô xuống thấp, nuôi cá lồng gặp khó (07.01.2021)
- Mùa vụ gieo cấy và phân bón NPK cho cây lúa (07.01.2021)
- Sức khỏe đất, vấn đề cấn đối vô cơ, hữu cơ - Tránh cực đoan (07.01.2021)
- Giá phân bón ra sao khi áp thuế giá trị gia tăng vào năm 2021 (07.01.2021)
- Nông nghiệp hữu cơ, bơ vơ chỗ đứng (29.12.2020)