Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á, có nền văn minh lúa nước cách nay 10.000 năm trước Công Nguyên.
Thập kỷ 70-80, khái niệm bón phân NPK hầu như chưa phổ biến, các loại phân bón cho cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng cũng chỉ là những dạng phân bón đơn, còn gọi là phân hóa học, như phân đạm, phân kali, phân lân…
Với những kinh nghiệm canh tác về cây lúa, những thí nghiệm được rút ra, hàm lượng phân bón được định lượng ở một mức tương đối, thời lượng bón của những giai đoạn sinh trưởng cũng được khuyến cáo.
Hiện nay, ở nước ta có 2 đồng bằng rộng lớn đó là đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài ra sẽ thêm các khu vực khác như: Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ…
Về mùa vụ lúa, đồng bằng Sông Hồng có hai vụ lúa truyền thống: đó là lúa mùa và lúa chiêm. Nhưng kể từ năm 1963 đã đưa vào cơ cấu các giống lúa xuân nên hình thành 2 vụ chính là vụ lúa chiêm xuân và vụ lúa mùa.
– Vụ lúa chiêm xuân: Được xuống mạ trong mùa khô. Vì vậy nông dân phải có nước tưới chủ động. Đầu và giữa vụ thường gặp rét mạnh, cho đến cuối vụ nóng và bắt đầu có mưa. Giai đoạn này nên phải dùng giống có khả năng chịu rét. Lúa chiêm xuân thường ít phản ứng hoặc hầu như không có phản ứng quang chu kỳ. Lúa chiêm thường được gieo cấy vào khoảng thời gian cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 và tiến hành thu hoạch vào cuối tháng 5.
– Lúa xuân: Vụ lúa này được gieo trồng với bộ giống đa dạng. Thường xuyên được gieo cấy vào cuối tháng 11 và bắt đầu thu hoạch vào đầu tháng 6 năm sau.
– Vụ lúa mùa: Ở đồng bằng Sông Hồng phân chia ra làm 3 vụ mùa: Mùa sớm, mùa trung và mùa muộn. Thường bắt đầu gieo cấy vào cuối tháng 5 và kết thúc vào trung tuần tháng 11 hàng năm. Đối với mùa sớm, thường được sử dụng các giống lúa ngắn ngày, thời gian sinh trưởng từ 105 đến 120 ngày.
Khu vực đồng bằng ven biển Trung Bộ mỗi năm sẽ có 3 vụ mùa chính: đó là vụ Thu Hè, vụ Đông Xuân và vụ Mùa.
– Vụ đông xuân (hay còn gọi là vụ ba): Thường được bắt đầu từ thời gian cuối tháng 10 và thu hoạch vào tháng 4 dương lịch.
– Vụ hè thu (hay còn gọi là vụ tám): Thường được bắt đầu gieo cấy từ cuối tháng 4 và thu hoạch vào cuối tháng 9 dương lịch.
– Vụ mùa (hay còn gọi là vụ tháng mười): Thường được bắt đầu gieo cấy từ cuối tháng 5 và thu hoạch vào tháng 11 dương lịch.
Những mà không có sẵn nước để chủ động tưới thì thường gieo mạ và cấy giống ở các tỉnh phía Bắc. Những vùng chủ động nước gieo vãi hay còn gọi là gieo sạ và sử dụng giống ở các tỉnh phía Nam.
Tóm lại, ở đồng bằng ven biển Trung Bộ do địa hình dốc, hẹp có khan hiếm nước. Do đó yếu tố chính để quyết định thời vụ, cũng như các phương thức gieo cấy là nước và đất.
Các vụ mùa chính của miền Đông Nam Bộ có 3 vụ mùa chính: Vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu và vụ Mùa.
– Vụ đông xuân: do không có mưa nên nông dân thường gieo cấy ở các khu vực, vùng ven sông, suối, vùng có tưới. Thời vụ gieo cấy thường bắt đầu từ tháng 12 dương lịch hằng năm.
– Vụ hè thu: Phần lớn các ở khu vực này mỗi năm đều chờ mưa đến mới gieo cấy nên bắt đầu cuối tháng 4,5 hằng năm.
– Vụ mùa: Vụ mùa bắt đầu gieo cấy từ tháng 7-8 hằng năm.
Gieo sạ bằng máy, tiết kiệm được giống
Ba vụ mùa chính ở đồng bằng Sông Cửu Long
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có khí hậu cận nhiệt đới vô cùng thuận lợi. Mỗi năm nơi đây gieo cấy lúa theo 2 vụ đó là vụ Chiêm và vụ Mùa. Ngoài ra, mỗi năm ĐBSCL còn có thêm một vụ lúa nữa đó là vụ Hè Thu.
– Vụ Mùa: Thường được gieo cấy từ đầu mùa mưa khoảng tháng 5,6 và tiến hành thu hoạch vào cuối mùa mưa ở tháng 11. Đây là vụ mùa thường được sử dụng các loại giống dài ngày và thích hợp với mực nước sâu.
– Vụ Đông Xuân: Thường được bắt đầu gieo cấy khi vụ Mùa vừa kết thúc là khoảng cuối tháng 11 đầu tháng 12 và tiến hành thu hoạch vào đầu tháng 4. Đây là vụ lúa mới và sử dụng những loại giống ngắn ngày.
– Vụ Hè Thu: Vụ hè thu thường được bắt đầu từ đầu tháng 4 và kết thúc vào khoảng cuối tháng 8. Vụ Hè Thu cũng thường được sử dụng các loại giống ngắn ngày.
*/ Lượng mức bón phân cho mỗi hec ta lúa, theo các mùa vụ được khuyến cáo như sau:
– Vụ Đông Xuân (gieo cấy tháng 11-10/12): Có thể áp dụng công thức: 90–100 N – 40-60 P2O5 – 30-40 K2O.
– Vụ Hè Thu (gieo cấy tháng 5-6): Có thể áp dụng công thức: 80-90 N – 50-60 P2O5 – 30-40 K2O.
– Vụ Thu Đông(gieo cấy tháng 6-7): Áp dụng công thức phân bón tương tự như vụ Đông Xuân.
*/ Khi sử dụng NPK Phân bón Miền Nam, được khuyến cáo:
– Bón lót: Phân bón Miền Nam NPK 16-16-8+9s+TE; 25-25-5+TE; R1+VL hoặc 20-20-15+TE khi lúa gieo sạ, được 7-10 ngày.
– Bón thúc đợt 1: Dùng Phân bón Miền Nam NPK Bông lúa nở bụi, 25-25-5+TE; R2+VL hoặc 20-20-15+TE, khi lúa sinh trưởng 20-25 ngày.
– Bón thúc đợt 2: Dùng Phân bón Miền Nam NPK Bông lúa năng suất vàng; R3+VL hoặc 20-20-15+TE, khi lúa sinh trưởng được 42-45 ngày./.
Sư tập và biên tập, Ks Lê Minh Giang
- Hà Tĩnh: Sản xuất lúa chuyển dần theo hướng hữu cơ (15.01.2021)
- Lâm Đồng tái cơ cấu ngành chăn nuôi: Phát triển mạnh chăn nuôi tập trung, phù hợp thị trường (14.01.2021)
- Lâm Đồng: Phấn đấu đứng đầu cả nước về nông nghiệp hữu cơ (14.01.2021)
- Nam Định sản xuất rau quả hữu cơ (12.01.2021)
- Cà Mau: Trồng gần 400ha lúa hữu cơ đạt tiêu chuẩn gạo ngon thế giới (12.01.2021)
- Khó khăn và hạn chế khi áp dụng tiêu chuẩn VietGAP (11.01.2021)
- Dự đoán thị trường phân bón ba năm tới (08.01.2021)
- Ảnh hưởng Dịch Covid-19 đến thị trường phân bón ra sao? (08.01.2021)
- Quýt Cao Bằng hướng đến sản xuất hàng hóa (08.01.2021)
- Làng hoa Mỹ Tân tất bật vào vụ tết (08.01.2021)