Anh Nguyễn Phúc Bách sinh năm 1992 tại thôn Hạ, xã Phù Lưu, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội. Khi học hết cấp 3, anh Bách quyết định gắn bó với nghề nghiệp nông như bố mẹ mình. Nhưng nhận ra sự khổ cực và vất vả theo cách làm nông nghiệp thời xưa, anh ấp ủ ý định thay đổi, cải thiện nền nông nghiệp trên chính quê hương mình.
Trước khi quyết định gắn bó với việc trồng dưa lưới, anh Bách đã từng triển khai trồng rau trên diện tích đất của nhà mình. Nhưng nhận ra trồng rau không phù hợp với điều kiện tự nhiên ở quê, anh chuyển sang mô hình trồng dưa lưới. Cách đây hai năm, anh ghé thăm các mô hình có hiệu quả kinh tế cao ở các tỉnh như Hà Nam, Phú Thọ, Hưng Yên,... và quyết định triển khai mô hình trồng dưa lưới này.
Mô hình trồng dưa lưới của anh Nguyễn Phúc Bách
Thời gian đầu, chàng trai trẻ gặp muôn vàn khó khăn, nhất là về vốn và mặt bằng. Để ý tưởng trồng dưa của mình trở thành hiện thực, anh vận động gia đình, nhờ cậy anh em, bạn bè giúp đỡ, vay vốn từ ngân hàng, thuyết phục bà con cho mình thuê đất.
Khó khăn về vốn và mặt bằng được giải quyết, anh vấp phải nhiều vấn đề trong quá trình trồng và chăm sóc vì chưa có nhiều kinh nghiệm. Những vụ dưa đầu anh gần như mất trắng. Nhưng khó khăn không làm mất đi ý chí của chàng nông dân trẻ, anh quyết định học hỏi kĩ thuật trồng từ kĩ sư nông nghiệp, từ các mô hình thành công đi trước và áp dụng vào vườn dưa của mình. Trải qua bao khó khăn, đến nay anh đã thành công với vườn dưa tự mình vun trồng và chăm sóc.
Hệ thống tưới nước của vườn dưa dược điều khiển tự động.
Giống dưa lưới anh Bách trồng được lấy từ Nhật Bản và Isarel. Hệ thống tưới nước, phủ kín ni lông, xung quanh lưới chắn côn trùng được anh xây dựng tỉ mỉ để dưa có chất lượng tốt nhất.
Sau một thời gian trồng dưa, anh Bách nhận ra việc trồng theo kiểu tự phát không thu hút được khách hàng, anh Bách tiếp tục thay đổi bằng cách triển khai mô hình của mình theo tiêu chuẩn VietGap. Anh cho biết, trong quá trình chăm sóc dưa phải chú ý đảm bảo chất dinh dưỡng cho cây và phải biết xử lý dịch bệnh.
Dưa lưới thường mắc các dịch bệnh như: phấn trắng, thối thân, sương mai,... nên thay vì sử dụng thuốc hóa học, để đảm bảo sản xuất đúng quy trình VietGap, anh chỉ sử dụng thuốc sinh học để tiêu diệt mầm bệnh.
Mới đầu triển khai, anh còn gặp khó khăn về kĩ thuật bắt quả khi cây không đạt như ý muốn. Sau thời gian tự tìm hiểu, mày mò học thêm từ các kĩ thuật và nhà vườn anh đã biết cách để cây đậu quả. Sau 1 tuần kể từ khi bắt quả cho cây, anh chọn mỗi cây chỉ lấy 1 quả để chất lượng dưa được đảm bảo tốt nhất. Theo anh Bách, dưa trồng theo tiêu chuẩn VietGap nhận được tin tưởng từ khách hàng và giá được bán cao hơn.
Khi đề cập đến việc thị trường có nhiều loại dưa khác nhau và băn khoăn làm sao để chọn dưa ngon, anh cho biết: "Dưa ngon tùy thuộc vào người sản xuất. Dưa nhập từ Trung Quốc có cân nặng từ 3-4 kg với giá chỉ 15-20.000 đồng một kg. Dưa đạt chuẩn cân nặng nhẹ hơn chỉ 1-2kg, khi ăn giòn, tan hết trong miệng".
Hiện nay, mỗi vụ dưa, anh Bách thu được 5.000 quả có trọng lượng từ 1 – 1,5kg, được bán với giá 40.000 đồng một kg. Trừ chi phí đầu tư và chăm sóc, mỗi vụ anh thu được khoảng 100 triệu đồng. Được biết, một năm có 3 vụ dưa được thu hoạch, thị trường tiêu thụ khắp nội thành Hà Nội.
Anh Nguyễn Phúc Bách chăm sóc tỷ mỷ cho vườn dưa của mình.
Thành công từ mô hình trồng dưa lưới đã mang lại kinh tế cho gia đình anh Bách. Trong thời gian tới, anh có ý định sẽ mở cửa hàng riêng để nhiều người được sử dụng dưa do chính tay anh trồng và mua với giá hợp lý nhất. Mô hình dưa lưới của anh được trồng với công nghệ cao, mọi quy trình tưới nước, đảm bảo chất dinh dưỡng... được điều khiển tự động hóa với chỉ 5 nhân công
Chia sẻ về những khó khăn gặp phải khi quyết định gắn bó với nông nghiệp cùng mô hình dưa lưới, anh Bách cho biết: "Khi làm sẽ không nghĩ đến chán dù mình gặp rất nhiều thất bại. Mình đã đầu tư mọi công sức, tiền bạc vào mô hình này nên mọi khó khăn phải biết khắc phục vượt qua. Sau này chắc mình cũng chỉ gắn bó với nông nghiệp mà thôi, vì đó là đam mê rồi".
Xem thêm:
Chứng nhận VietGap - Greencert
Chứng nhận Hữu Cơ - Greencert
- Tiền Giang hướng mở cho vùng sản xuất rau VietGAP (05.05.2021)
- Phát triển chuỗi giá trị rau VietGAP (27.04.2021)
- Rau hữu cơ, rau an toàn tăng mạnh ở Tây Nguyên (27.04.2021)
- Vùng rau đầu tiên đạt tiêu chuẩn VietGAP tại Đà Nẵng (22.04.2021)
- Số hóa quản lý chăn nuôi (15.04.2021)
- TUYỂN DỤNG CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN (14.04.2021)
- Rau muốn VietGap mang lại hiệu quả kinh tế cao (12.04.2021)
- Bộ NN&PTNT khảo sát mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Cà Mau (12.04.2021)
- Phải có mô hình dừa chuẩn hữu cơ (07.04.2021)
- Thạnh Ngãi tập trung đầu tư phát triển bưởi da xanh theo tiêu chuẩn GAP (05.04.2021)