Đây là xu thế cũng như lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng TP.HCM, giúp cho nông sản được tiêu thụ ổn định trong chuỗi giá trị từ sản xuất tới bàn ăn.
Theo ông Nguyễn Nhật Trường, Trưởng bộ phận thu mua nông sản Saigon Co.op, Saigon Co.op luôn đặt yêu cầu các HTX, hộ nông dân phải đảm bảo quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGap, GreenCert, cải tiến chất lượng, bao bì mẫu mã, kết hợp việc áp dụng KHKT vào sản xuất và công nghệ xử lý sau thu hoạch để có các sản phẩm đạt chất lượng tốt, có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe.
“Sản phẩm nông thủy sản đưa vào kinh doanh tại hệ thống Saigon Co.op phải đảm bảo các tiêu chí an toàn thực phẩm về dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng nitrat, kháng sinh, kim loại nặng, vi sinh vật,… trong giới hạn mức cho phép, an toàn đối với sức khỏe con người”, ông Trường nói.
Đối với mặt hàng thịt heo, Ông Nguyễn Phúc Khoa, Phó Tổng giám đốc Satra cho biết, sẽ kiểm soát chặt chẽ lượng thịt heo vào chợ Bình Điền đến hệ thống phân phối của Satra và các chợ truyền thống khác đảm bảo được nguồn thịt heo sạch có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Cùng với đó Satra và Công ty quản lý kinh doanh chợ Bình Điền khẳng định sẽ luôn hỗ trợ và đồng hành với các nhà cung ứng sản phẩm nông nghiệp chủ lực và các nông hộ tại TP.HCM trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản có chứng nhận, đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP.
Bà Nguyễn Thị Bạch Mai, Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM cho biết, thời gian tới Hội sẽ khuyến khích các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tăng cường các lớp tập huấn cho nông dân; tổ chức liên kết các nông hộ và tổ hợp tác trên lĩnh vực đầu ra sản phẩm.
Qua đó nhằm giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân sản xuất nông nghiệp hiểu rõ những yêu cầu về chất lượng, quy cách hàng hóa của từng hệ thống siêu thị.
Sau hội thảo, ITPC và Hội Nông dân TP.HCM sẽ tổ chức 5 lớp tập huấn (100 người/lớp) về “Giải pháp phát triển thị trường sản phẩm nông nghiệp chủ lực” cho hội viên Hội Nông dân TP và các quận – huyện, nông dân sản xuất giỏi, HTX nông nghiệp, trang trại có quy mô lớn thuộc huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, quận 12, quận 9, quận Thủ Đức, huyện Bình Chánh, quận Bình Tân, huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè.
Hiện sản xuất nông nghiệp TP đang chuyển dần từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp đô thị với mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 5,6%. Các sản phẩm từ chương trình chuyển đổi cây trồng vật nuôi của thành phố như: bò sữa, tôm, rau sạch, hoa lan, cây kiểng, cá cảnh,…. đang có bước phát triển mạnh, nâng giá trị sản xuất nông nghiệp dự kiến tăng bình quân từ 450 triệu đồng/ha vào năm 2017 lên 800 triệu đồng/ha vào năm 2020.
Theo nongnghiep.vn
- Phát triển chuỗi giá trị rau VietGAP (27.04.2021)
- Rau hữu cơ, rau an toàn tăng mạnh ở Tây Nguyên (27.04.2021)
- Người nông dân trồng dưa lưới theo quy trình VietGap (22.04.2021)
- Vùng rau đầu tiên đạt tiêu chuẩn VietGAP tại Đà Nẵng (22.04.2021)
- Số hóa quản lý chăn nuôi (15.04.2021)
- TUYỂN DỤNG CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN (14.04.2021)
- Rau muốn VietGap mang lại hiệu quả kinh tế cao (12.04.2021)
- Bộ NN&PTNT khảo sát mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Cà Mau (12.04.2021)
- Phải có mô hình dừa chuẩn hữu cơ (07.04.2021)
- Thạnh Ngãi tập trung đầu tư phát triển bưởi da xanh theo tiêu chuẩn GAP (05.04.2021)