Nuôi lươn không bùn là mô hình mới, đang phát triển ở tỉnh Nam Định. Hiệu quả kinh tế của mô hình này đem lại cao gấp nhiều lần so với nuôi cá truyền thống.
Hiệu quả cao
Qua giới thiệu của một người quen, tôi biết đến mô hình nuôi lươn không bùn trên bể xi măng của gia đình ông Phạm Thế Thành (SN 1974, xã Hải Giang, huyện Hải Hậu) - người tiên phong, đưa mô hình này về địa phương phát triển.
Hôm chúng tôi đến tham quan mô hình, ông Thành quần xắn móng lợn, tay áo kéo qua khuỷu tay, đang vệ sinh lại bể nuôi để thay nước mới.
Vừa làm ông Thành vừa chia sẻ, ông biết đến mô hình nuôi lươn không bùn cách đây 4 năm khi còn đang làm ở thành phố Hồ Chí Minh. Nhận thấy mô hình này phù hợp với môi trường, khí hậu ngoài miền Bắc, nên ông đã quyết định trở về quê lập nghiệp với loài thủy sản này.
Ông Thành dành riêng một khoảng diện tích đất sau nhà, xây 10 bể nuôi, mỗi bể rộng 6m2; lợp mái che nắng, che mưa rất chắc chắn. Với quy mô 10 bể, ông Thành có thể nuôi đến 2 vạn con lươn; mỗi bể chứa khoảng 2.000 con.
Tuy nhiên, đầu năm nay, do nguồn giống khan hiếm, ông Thành chỉ mua được 1 vạn con giống ở trong tỉnh Bình Dương với giá 6.000đ/con (400 con giống/kg). Hiện, lứa lươn trong bể của gia đình ông đã đạt đủ trọng lượng để xuất bán ra ngoài thị trường.
Theo ông Thành, nuôi lươn không bùn trong bể xi măng không tốn nhiều công chăm sóc. Mật độ nuôi cao, dao động 350 - 500 con/m2; thậm chí có thể hơn, tùy theo kinh nghiệm nuôi của mỗi người. Lươn có sức đề kháng cao, ít bệnh tật; nếu có chỉ mắc bệnh nấm da, đường ruột nhưng rất dễ xử lý. Song, tốc độ sinh trưởng chậm hơn và màu sắc không đẹp bằng nuôi dưới ao bùn.
Ông Thành nhẩm tính, mỗi lứa nuôi kéo dài từ 10 - 11 tháng. Lươn thương phẩm khi xuất bán ra ngoài thị trường đạt 4 - 5 con/kg, dài 55 - 60cm/con. Nếu nuôi càng lâu thì lươn càng to, dài; đạt gần 500g/con.
Hiện tại, lươn thương phẩm đang được bán với giá 200.000đ/kg. Vụ nuôi 2020, ông Thành sẽ cung ứng ra thị trường hơn 1 tấn lươn thương phẩm. Theo tính toán, sau khi trừ tất cả các chi phí, ông Thành lãi gần 150 triệu đồng.
“Thị trường đang rất cần lươn thương phẩm để chế biến các món ăn, phục vụ cho khách hàng nên nguồn cung đang bị thiếu. Đã có nhiều nhà hàng liên hệ mua lươn, nhưng tôi chưa muốn bán. Rất tiếc, năm nay nguồn giống khan hiếm nên tôi chỉ mua được 1 vạn con giống về nuôi, chiếm 50% số bể hiện có; nếu nuôi đủ 10 bể thì số tiền lãi không dừng lại ở con số gần 150 triệu đồng”, ông Thành bộc bạch.
- Trồng dưa lưới trong nhà màng theo tiêu chuẩn VietGap ở Long An (10.04.2019)
- Việt Nam sắp ký nghị định thư với Trung Quốc về xuất khẩu sầu riêng chính ngạch (24.06.2022)
- Tập huấn truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại Đắk Lắk (18.06.2022)
- Hội thảo về truy xuất nguồn gốc tại Khánh Hòa (03.06.2022)
- Xây dựng thế giới công bằng và lành mạnh hơn với các tiêu chuẩn ISO (31.03.2022)
- Gắn nông nghiệp hữu cơ với liên kết doanh nghiệp (01.03.2022)
- Nghị quyết 165/NQ-CP về việc tháo gỡ vướng mắc liên quan cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận, kiểm tra chất lượng trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do phải thực hiện quy định về phòng, chống dịch COVID-19 (12.01.2022)
- Cần hiểu đúng về tem truy xuất nguồn gốc (12.12.2021)
- Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng rau hữu cơ ở Hạ Long (06.05.2021)
- Tiền Giang hướng mở cho vùng sản xuất rau VietGAP (05.05.2021)