Hiện nay, toàn tỉnh nuôi gần 1.000ha tôm, trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng hơn một nửa. Những năm trở lại đây, dịch bệnh diễn biến phức tạp trên con tôm, cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản còn hạn chế; trình độ kỹ thuật của người dân chưa cao.
Vì vậy, thông qua lớp tập huấn sẽ giúp các hộ nuôi tôm tiếp cận với các kiến thức cơ bản về quy phạm VietGAP trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh; lợi ích khi áp dụng VietGAP; cập nhật, lưu giữ hồ sơ, sổ nhật ký, đánh giá tác động môi trường, một số vấn đề qua tâm khi nuôi tôm theo VietGAP và các mối nguy an toàn vệ sinh thực phẩm; kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng VietGAP. Từ đây, các hộ nuôi sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc áp dụng VietGAP vào nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh.
Ông Phùng Thế Giảng, Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Quảng Trị cho biết: Song song với việc triển khai các lớp tập huấn về nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo VietGAP, trong năm 2019 Hội Làm vườn tỉnh phối hợp với Hội Làm vườn Việt Nam triển khai xây dựng mô hình “Nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP” tại 2 điểm ở xã Triệu Vân (huyện Triệu Phong) và phường Đông Lương (TP Đông Hà) với 1,5ha.
- Hà Tĩnh: Sản xuất lúa chuyển dần theo hướng hữu cơ (15.01.2021)
- Lâm Đồng tái cơ cấu ngành chăn nuôi: Phát triển mạnh chăn nuôi tập trung, phù hợp thị trường (14.01.2021)
- Lâm Đồng: Phấn đấu đứng đầu cả nước về nông nghiệp hữu cơ (14.01.2021)
- Nam Định sản xuất rau quả hữu cơ (12.01.2021)
- Cà Mau: Trồng gần 400ha lúa hữu cơ đạt tiêu chuẩn gạo ngon thế giới (12.01.2021)
- Khó khăn và hạn chế khi áp dụng tiêu chuẩn VietGAP (11.01.2021)
- Dự đoán thị trường phân bón ba năm tới (08.01.2021)
- Ảnh hưởng Dịch Covid-19 đến thị trường phân bón ra sao? (08.01.2021)
- Quýt Cao Bằng hướng đến sản xuất hàng hóa (08.01.2021)
- Làng hoa Mỹ Tân tất bật vào vụ tết (08.01.2021)