Hiện nay, toàn tỉnh nuôi gần 1.000ha tôm, trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng hơn một nửa. Những năm trở lại đây, dịch bệnh diễn biến phức tạp trên con tôm, cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản còn hạn chế; trình độ kỹ thuật của người dân chưa cao.
Vì vậy, thông qua lớp tập huấn sẽ giúp các hộ nuôi tôm tiếp cận với các kiến thức cơ bản về quy phạm VietGAP trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh; lợi ích khi áp dụng VietGAP; cập nhật, lưu giữ hồ sơ, sổ nhật ký, đánh giá tác động môi trường, một số vấn đề qua tâm khi nuôi tôm theo VietGAP và các mối nguy an toàn vệ sinh thực phẩm; kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng VietGAP. Từ đây, các hộ nuôi sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc áp dụng VietGAP vào nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh.
Ông Phùng Thế Giảng, Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Quảng Trị cho biết: Song song với việc triển khai các lớp tập huấn về nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo VietGAP, trong năm 2019 Hội Làm vườn tỉnh phối hợp với Hội Làm vườn Việt Nam triển khai xây dựng mô hình “Nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP” tại 2 điểm ở xã Triệu Vân (huyện Triệu Phong) và phường Đông Lương (TP Đông Hà) với 1,5ha.
- Nuôi cá mú lai bằng thức ăn công nghiệp (07.01.2021)
- Mô hình chăn nuôi tuần hoàn khép kín (07.01.2021)
- Thu tiền tỷ từ nuôi thủy sản sông trong ao (07.01.2021)
- Cuối năm giá gà vẫn dậm chân tại chỗ, người chăn nuôi thấp thỏm (07.01.2021)
- Bình Định: Thả hơn 20.000 cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản (07.01.2021)
- Nuôi lươn giống chuẩn, nước sạch, hiệu quả cao (07.01.2021)
- Nước sông Lô xuống thấp, nuôi cá lồng gặp khó (07.01.2021)
- Mùa vụ gieo cấy và phân bón NPK cho cây lúa (07.01.2021)
- Sức khỏe đất, vấn đề cấn đối vô cơ, hữu cơ - Tránh cực đoan (07.01.2021)
- Giá phân bón ra sao khi áp thuế giá trị gia tăng vào năm 2021 (07.01.2021)