Rau muống rửa sạch, bó lại thành bó trước khi giao cho thương lái
Dám nghĩ dám làm
Ông Tám Bi cho biết, trước đây người dân Thới An, trong đó có ông đều chọn cây bưởi, cam, quýt để lập vườn, nhưng do thời tiết, khí hậu bất lợi, sâu bệnh, giá cả lại bấp bênh nên một số người đã chuyển đổi sang trồng rau màu.
Thời gian đầu, ông Tam Bi cũng gặp khó khăn về kỹ thuật, giá cả. Có lúc rau rẻ như bèo, ngưởi trồng thua lỗ vì khách hàng quay lưng với loại rau sử dụng hóa chất, nên một số người đã bỏ cuộc chuyển sang ngành nghề khác.
Nhưng ông Tam Bi vẫn kiên trì, không nản, tự mày mò nghiên cứu, học hỏi và vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất để tạo ra nguồn rau sạch, đáp ứng nhu cầu thị trường. Bằng tinh thần cần cù chịu khó, khó khăn được ông khắc phục theo hướng nâng cao năng suất.
Với 5 công đất, ông Tám Bi đã tận dụng trồng rau muống hạt, dùng phân hữu cơ, hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Tận mắt mới thấy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm của ông “Hai lúa” Tám Bi. Từ khâu ươm, trồng, thu hoạch, làm sạch đến bó rau, vận chuyển, giao hàng cho thương lái tại cơ sở của ông đều bài bản, nhịp nhàng.
Càng khâm phục hơn khi chứng kiến nhiều quy trình trồng rau của ông Tám Bi tự động hoàn toàn, như hệ thống phun tưới tự động bằng điện thoại thông minh trên toàn bộ diện tích sản xuất. Biện pháp này vừa tiết kiệm nước tưới vừa đỡ tốn nhân công, đồng thời giúp nâng cao chất lượng cho cây trồng. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là việc vận chuyển rau từ nơi trồng đến nơi tập kết đều bằng hệ thống đường ray rất nhanh chóng, tiện lợi.
Ông Nguyễn Văn Hùng, ngụ tại phường Thới An nhận xét: “ Khu vực Thới Hòa này ăn nên làm ra cũng nhờ sự vận động của ông Tám Bi. Bản thân nhà ông Hùng có 3 công đất trồng toàn rau muống sạch, sau khi trừ hết chi phí, mỗi năm lãi gần 150 triệu đồng, gấp nhiều lần so với trồng các loại cây ăn trái hay hoa màu khác. Có được thành quả đó, một phần nhờ sự động viên, khích lệ và hỗ trợ kỹ thuật của ông Tám Bi”.
Ông Tám Bi chia sẻ: “Khu vực Thới Hòa tổng cộng có 60 hộ trồng rau muống với diện tích trên 180 công với ưu điểm vượt trội là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, không sử dụng bất kỳ loại hóa chất độc hại nào mà chỉ bón phân hữu cơ nên thương lái rất chuộng, người tiêu dùng an tâm. Bởi thế, trong khi nhiều loại hoa màu “dội chợ” nhưng rau muống ở đây có đủ sức cạnh tranh và phát triển bền vững”.
Ông Tám Bi cho biết, trồng rau muống, điều quan trọng nhất là hạt giống phải đảm bảo chất lượng, đất trồng, nước tưới cũng phải sạch, sản xuất theo nông nghiệp sạch. Mỗi ngày phun tưới tự động 2 lần sáng sớm và chiều tối. Hình thức thu hoạch rau là cuốn chiếu.
Cùng với đó, khi thu hoạch rau muống phải làm sạch đất và thu gom toàn bộ cọng rau còn sót lại. Nhờ vậy, mỗi ngày ông thu lãi hơn 1 triệu đồng, vào lúc cao điểm con số này còn cao hơn. Tính ra, sau khi trừ hết các chi phí mỗi năm ông Tám Bi bỏ túi trên 350 triệu đồng.
Từ hiệu quả đó, ông đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động với mức thu nhập từ 150.000 đến 180.000 người/ngày. Trong khi giá bán những nơi khác bình quân từ 5.000 - 5.500 đồng/kg, rau của ông có giá từ 6.500 - 7.000 đồng/kg do chất lượng cao, màu sắc đẹp.
Vừa làm kinh tế vừa từ thiện
Là Giám đốc Hợp tác xã rau an toàn Hòa Phát, lão nông Nguyễn Văn Bi đã tạo điều kiện cho các xã viên thoát nghèo và ngày càng khấm khá hơn. Điều đáng quý là ông đã vận động các xã viên và những nhà hảo tâm góp sức, chung lòng xây dựng quê hương.
Đó là xây dựng mới 10 cây cầu xi măng kiên cố, đổ đá bụi, bê tông hàng kilomet đường giao thông nông thôn giúp người dân đi lại dễ dàng. Ngoài ra, ông Tám Bi còn vận động các Mạnh Thường Quân sửa chữa nhiều căn nhà dột nát cho các hộ nghèo với tổng kinh phí hàng trăm triệu đồng, trong đó gần 50% là do ông Nguyễn Văn Bi tự nguyện đóng góp”.
Ông Nguyễn Văn Bi tâm sự: “Tôi luôn tâm niệm và động viên bà con mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với nhu cầu thị trường và thích ứng vời biến đổi khí hậu, đặc biệt là vận dụng tốt các tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất để vừa tăng thu nhập vừa đảm bản an toàn cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, mọi người cũng cần san sẻ những khó khăn đối với những người có hoàn cảnh bất hạnh hơn mình trên tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách”.
Ông Nguyễn Văn Anh, ngụ phường Thới An, vui vẻ nói: “Nhờ có ông Tám Bi vận động mà hàng chục hộ dân đã vươn lên làm giàu bền vững, đường giao thông đi lại thuận lợi, sạch sẽ, khang trang, nhiều hộ nghèo khó khăn được anh giúp đỡ tận tình”.
Xem ngay :
Chứng nhận VietGap - Greencert
Chứng nhận Hữu Cơ - Greencert
- Chất 6-Benzylaminopurine ảnh hưởng sức khỏe thế nào (02.01.2025)
- Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2024 (30.08.2024)
- Lợi ích của HACCP trong sản xuất (08.11.2021)
- Trồng rau theo VietGAP cách làm giàu của người Mông Vân Hồ (05.11.2021)
- Lâm Đồng phát triển mạnh nông nghiệp hữu cơ (01.11.2021)
- Tìm giải pháp mở rộng vùng rau VietGAP (18.08.2021)
- Trồng trọt hữu cơ - xu hướng của nền nông nghiệp bền vững (14.08.2021)
- Tiền Giang hướng mở cho vùng sản xuất rau VietGAP (12.08.2021)
- Hòa Bình: Tập trung phát triển về nông nghiệp hữu cơ (05.08.2021)
- Phát triển chuỗi giá trị rau VietGAP (01.08.2021)