Nhờ áp dụng quy trình VietGAP, nông dân trong tổ sản xuất rau VietGAP ở ấp Trung Hiệp Thạnh đã đạt được hiệu quả kinh tế cao
Bà con trong tổ sản xuất đã được đi tham quan, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất rau an toàn, nắm bắt danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng… Theo đó, việc sản xuất rau, quả của bà con trong ấp đã được chuyên môn hóa rõ rệt. Một số hội viên đã mạnh dạn đầu tư nhà lưới, hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới phun sương nên vừa tiết kiệm chi phí, vừa tăng năng suất. Đến nay, tổ sản xuất đã thu hút 38 hộ hội viên tham gia sản xuất 45ha.
Anh Lê Thanh Hùng – một hội viên cho biết, ngay từ đầu vụ, HTX đã tới khảo sát, phân bổ giống cây trồng, anh chỉ việc sản xuất theo đơn đặt hàng, đúng quy trình VietGAP, việc giá cả, thu mua đã có HTX lo liệu. “Trồng rau theo quy trình VietGAP nên chi phí thuốc BVTV, phân bón, giống giảm tới 30 triệu đồng/ha/năm”- anh Hùng cho biết. Vụ khổ qua vừa qua, gia đình anh xuống giống 5.000m², thu hoạch hơn 10 tấn, trừ chi phí lãi hơn 50 triệu đồng.
Xem thêm: Chứng nhận Hữu Cơ - Greencert
Ông Dương Văn Minh – Trưởng trạm Khuyến nông huyện Củ Chi đánh giá, tổ sản xuất rau VietGAP Trung Hiệp Thành đã góp phần thay đổi tập quán sản xuất của các hộ trồng rau, tạo ra sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường, đạt hiệu quả kinh tế cao do tiết kiệm hạt giống, lượng nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật… Để mở rộng diện tích trồng rau VietGAP trên địa bàn, ông Minh cho rằng, cần thực hiện đúng chính sách về hỗ trợ vốn, vật tư, giống cho nông dân, đồng thời tạo điều kiện cho nông dân, HTX và các đơn vị thu mua gặp gỡ, thỏa thuận trong việc thu mua sản phẩm.
Theo ông Võ Văn Đẹp – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM, nhu cầu về rau ở thành phố hiện rất lớn, nhưng nông dân trên địa bàn mới đáp ứng được 20%, lượng còn lại phải nhập từ các tỉnh lân cận như: Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh… “Do đó, cần mở rộng sản xuất rau VietGAP trên địa bàn, đồng thời xây dựng những cánh đồng rau VietGAP với nhiều chủng loại, cũng như xây dựng các tổ hợp tác sản xuất theo quy trình này” – ông Đẹp nói.
Theo Sở NNPTNT TP.HCM, năm 2015 diện tích canh tác rau an toàn thành phố đạt 3.467ha. Trước đó, năm 2013, UBND TP.HCM đã ban hành quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, với tổng vốn đầu tư hơn 447 tỷ đồng.
Nguồn:
http://www.hoinongdan.org.vn/sitepages/news/68/45675/tim-giai-phap-mo-rong-vung-rau-vietgap
- Nhân rộng mô hình VietGap trong nuôi trồng thủy sản (05.03.2021)
- Hiệu quả kép từ chăn nuôi lợn theo quy trình VietGap (03.03.2021)
- Sản xuất trồng trọt an toàn - hiện trạng và xu hướng phát triển tại địa bàn tỉnh (26.02.2021)
- Giúp nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (26.02.2021)
- Hòa Bình: Nuôi gà thương phẩm theo VietGAP (19.01.2021)
- Đi sau vẫn thành công nhờ áp dụng 4.0 vào nuôi gà Đông Tảo (19.01.2021)
- Gạo hữu cơ Thái Lan thêm cú hích (18.01.2021)
- Phú Yên triển khai lập đề phát triển ngành nuôi trồng thủy sản (15.01.2021)
- Vinamilk xây tổ hợp resort bò sữa Organic 5.000ha tại Lào (15.01.2021)
- Hà Tĩnh: Sản xuất lúa chuyển dần theo hướng hữu cơ (15.01.2021)