Sau thời gian triển khai, Dự án không chỉ đem lại thay đổi về mặt kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn giúp nông dân làm quen với một lối canh tác mới khoa học hơn.
Là người tiên phong trong việc trồng rau an toàn, sau khi được tiếp cận với các mô hình tiêu biểu tại Mộc Châu và Hà Nội, bà Xoa đã thành lập tổ hợp tác trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Vân Hồ. Từ việc trồng lúa 1 vụ cho năng suất thấp, bà đã vận động nhiều chị em, họ hàng chuyển đổi sang trồng rau. Bà cho biết: Những ngày đầu trồng rau, công việc vất vả vì mọi người chưa quen, phải thực hiện đúng quy trình ghi chép nhật ký đồng ruộng, ủ phân chuồng hoai mục rồi sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, tuân thủ thời gian cách ly; nhiều hộ làm sai bị tổ thanh tra giám sát, nhắc nhở; rau sản xuất ra xấu và hư hỏng nhiều nên không tiêu thụ được... Khó khăn chồng chất khó khăn khiến nhiều người bỏ cuộc nhưng với sự kiên trì, quyết tâm cao, bây giờ vùng sản xuất đã được nhân rộng, bà con cũng có niềm tin vững chắc hơn.
Xem thêm: Chứng nhận Hữu Cơ - Greecert
Từ sự thành công đó, bà Xoa quyết định thành lập Hợp tác xã trồng rau an toàn Vân Hồ thay cho tổ hợp tác xã trồng rau. Nhờ những nỗ lực trong việc sản xuất hợp tác xã rau Vân Hồ đã được chứng nhận rau an toàn về chất lượng do Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản Sơn La cấp. Từ đó rất nhiều bà con biết tới mô hình và quyết tâm tìm hiểu làm theo.
Tổ sản xuất rau sơ chế, đóng gói cà chua
Anh Vàng A Sa tại bản Bó Nhàng 2, xã Vân Hồ là người thành công nhờ biết tận dụng kinh nghiệm trong trồng rau sạch. Hiện tại, anh Sa là tổ trưởng tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Bó Nhàng 2, đồng thời cũng là người bao tiêu sản phẩm nơi đây. Anh cho biết: Trước đây, nếu trồng lúa cả năm mới được 1 vụ, thu nhập chỉ được hơn 10 triệu đồng, nhưng kể từ khi trồng rau, thu nhập của gia đình đã tăng gấp nhiều lần. Mỗi năm trừ chi phí anh để dư được 60 - 70 triệu đồng. Đây thực sự là số tiền tiết kiệm lớn hằng năm mà những người nông dân như anh chưa từng nghĩ tới.
Hiện tại anh Sa đã chung tiền mua ô tô tải để vận chuyển rau cung cấp cho siêu thị BigC (Hà Nội) và một số các cửa hàng thực phẩm sạch ở Vĩnh Phúc, Bắc Ninh... Ngoài rau củ, tổ hợp tác còn gieo trồng và cung ứng sản phẩm quả đặc trưng của vùng như: đào, mận cơm, mận tam hoa. Với hơn 15 thành viên, sản phảm phong phú, thị trường mở rộng… Đây là một trong những bước tiến giúp bà con nông dân nơi đây thoát nghèo vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương./.
Nguồn:
https://sonongnghiep.sonla.gov.vn/1296/31332/59846/571054/tin-tuc-nganh-nong-nghiep/trong-rau-theo-vietgap-cach-lam-giau-cua-nguoi-mong-van-ho.html
- Đẩy mạnh thực hành nông nghiệp tốt nhằm nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm (29.12.2020)
- Hướng dẫn lập trại chăn nuôi chuẩn VietGAP (29.12.2020)
- Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP mới trong sản xuất chè an toàn (29.12.2020)
- Lan toả mô hình VietGap trong sản xuất nông nghiệp (29.12.2020)
- Sản xuất lúa Nhật (Japonica) theo chuẩn VietGAP (29.12.2020)
- Nông nghiệp hữu cơ, kế hoạch và hành động (29.12.2020)
- Nhân rộng các mô hình chăn nuôi hữu cơ - an toàn sinh học (27.12.2020)
- Thị trường nông nghiệp hữu cơ tập trung vào sản phẩm có lợi thế (16.12.2020)
- Nông nghiệp hữu cơ – Hướng phát triển nông nghiệp bền vững (16.12.2020)
- Sản xuất nông sản theo quy trình VietGap (16.12.2020)