1. Qui định chất lượng thương mại và ghi nhãn mác
Hoa Kỳ yêu cầu tất cả những nông sản nhập khẩu phải đạt phẩm cấp theo tiêu chuẩn của Ban Thị Trường thuộc Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Thông tin chi tiết về các yêu cầu phẩm cấp và chất lượng sản phẩm được Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ xây dựng có thể tìm thấy tại các địa chỉ Internet sau:
USDA: https://www.ams.usda.gov/grades-standards
USDA: www.ams.usda.gov/fv/moab-8e.html
FDA: https://www.fda.gov/about-fda/fda-organization/center-food-safety-and-applied-nutrition-cfsan
Một trong những cấu thành của dự luật trang trại (Farm Bill) năm 2002 (Luật An ninh trang trại và Đầu tư nông thôn năm 2002) là thực hiện việc bắt buộc ghi nhãn về nước xuất xứ (COOL). Thông tin chi tiết về chương trình này có thể tìm thấy trên trang Web: https://www.ams.usda.gov/ (USDA)
2. Quy định về an toàn thực phẩm
Tại Hoa Kỳ, mức dư lượng tối đa với các loại thuốc bảo vệ thực vật cho được thiết lập bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) và được Cơ quan Quản lý về Thực phẩm và Dược Phẩm (FDA) giám sát ngay tại địa điểm nhập khẩu đối với tất mặt hàng nông sản. Thông tin chi tiết về các yêu cầu và mức dư lượng tối đa đươc thiết lập bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) có thể tìm trên trang Web:
https://www.fda.gov/food/chemicals-metals-pesticides-food
https://www.epa.gov/safepestcontrol
Trang web dưới đây có thể giúp người sử dụng biết được mức dư lượng tối đa của Hoa Kỳ và các nước nhập khẩu khác theo cây trồng, các loại hoạt chất hoặc dạng thuốc bảo vệ thực vật và quốc gia: https://www.fas.usda.gov/maximum-residue-limits-mrl-database
3. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Chính phủ Hoa Kỳ đã thông qua Luật Khủng bố Sinh học, Luật này yêu cầu tất cả các nhà xuất khẩu phải đăng ký với Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) và đưa ra thông báo trước khi sản phẩm đến Hoa Kỳ. Để biết thêm chi tiết về Luật Khủng bố Sinh học của Hoa Kỳ hãy liên hệ: Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm tại trang Web: https://www.fda.gov/about-fda/fda-organization/center-food-safety-and-applied-nutrition-cfsan
Chương trình ghi nhãn nước xuất xứ (COOL) yêu cầu thực hiện ngày 30 tháng 9 năm 2008 tên nước xuất xứ phải được ghi rõ trên nhãn của sản phẩm đối với một số mặt hàng nông sản. COOL sẽ có ảnh hưởng đến các qui định về truy xuất nguồn gốc của Hoa Kỳ tới các nước cung cấp. Thông tin chung về chương trình này có thể tìm thấy tại địa chỉ: www.ams.usda.gov/cool/ (USDA)
4. Qui định kiểm dịch thực vật
Tại Hoa Kỳ, Các thanh tra viên của Cơ quan Thanh tra sức khỏe Động Thực vật (một cơ quan thuộc bộ Nông nghiệp Mỹ) phải kiểm tra và chứng nhận tất cả các lô hàng trước khi khai báo Hải quan. Nếu có dấu hiệu của sâu hại hoặc dịch bệnh được phát hiện, sản phẩm có thể bị khử trùng (hoặc xử lý theo cách khác), bị trả lại nước xuất khẩu hoặc bị tiêu hủy. Thông tin chi tiết về hệ thống kiểm dịch thực vật của Hoa Kỳ có thể tìm kiếm trên trang Web: www.aphis.usda.gov/ppq/permits (USDA)
5. Khai báo hải quan
Cơ quan hải quan chỉ có thể cấp phép nhập cho các sản phẩm vào Hoa Kỳ sau khi đã được APHIS và FDA kiểm tra tại nơi nhập khẩu. Các nhà xuất khẩu cũng phải trả các loại thuế cần thiết tại đó, khi đã xác định được số lượng, giá trị, kiểu dáng và nước xuất xứ. Để đẩy nhanh thời gian xử lý ở cửa khẩu, các nhà xuất khẩu có thể hoàn tất một số thủ tục hải quan nhất định trước khi vận chuyển. Ví dụ, thông qua Dịch vụ Quốc tế của APHIS mà hiện nay có thể thực hiện tại một số nước để khai báo trước chứng từ nhập khẩu như giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Các thông tin chi tiết về cách thức khai báo hải quan trước của Hoa Kỳ có thể biết được qua trang Web: www.aphis.usda.gov/ppq/precealrance
Các nhà xuất khẩu cũng có thể sử dụng Hệ thống Thương mại tự động do Hải quan Mỹ xây dựng nhằm hoàn tất chứng thư điện tử. Thông tin cụ thể trên trang Web: https://www.cbp.gov/trade/automated
6. Chứng nhận nông sản xuất khẩu
a. Chứng nhận về môi trường
* Nông nghiệp hữu cơ
Một số tiêu chuẩn trang trại hữu cơ
Yêu cầu áp dụng trong trồng trọt: |
Chăn nuôi yêu cầu áp dụng: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b. Các thông tin về nông nghiệp hữu cơ
* Quốc tế:
Liên đoàn Quốc tế về trào lưu Nông nghiệp Hữu cơ (IFOAM): https://www.ifoam.bio/ / Email: headoffice@ifoam.org / Điện thoại: +49 228 926 5010
Tổ chức Nông – Lương Liên Hợp Quốc (FAO): http://www.fao.org/organicag
Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD): https://unctad.org/
Trung tâm thương mại Quốc tế (ITC): https://www.intracen.org/
* Các trung tâm nghiên cứu:
Mạng lưới truyền thông quốc gia về Nông nghiệp bền vững – Hoa kỳ: www.attra.org
* Tổ chức trợ giúp quốc gia và cơ quan chứng nhận ở Châu Á:
www.fao.org/es/esc/en/20953/21020/highlight_35950en.html
c. Chứng nhận ISO 14001
Các thông tin về ISO 14001 Quốc tế:
Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO): https://www.iso.org/home.html
Các hỗ trợ và cơ quan cấp giấy chứng nhận quốc gia ở Châu Á: www.fao.org/es/esc/en/20953/21020/highlight_35950en.html
7. Chứng nhận về xã hội
a. Thông tin về công bằng thương mại Quốc tế:
Tổ chức trợ giúp quốc gia và cơ quan cấp giấy chứng nhận ở Châu Á: www.fao.org/es/esc/en/20953/21020/highlight_35950en.html
b. Chứng nhận SA 800
* Thông tin về SA8000 Quốc tế:
Cơ quan Trách nhiệm xã hội Quốc tế - Tel: +1 212 6841414 / Email: info@saintl.org / Web: https://sa-intl.org/
Danh sách các tổ chức chứng nhận SA8000: https://itvc-global.com/danh-sach-cac-to-chuc-danh-gia-sa-8000-s326.htm
Tổ chức trợ giúp quốc gia và cơ quan cấp giấy chứng nhận ở Châu Á: www.fao.org/es.esc.en.20953/21020/highlight_35950en.html
- Quy định mức giới hạn tối đa cho phép MRLs của một số nước nhập khẩu (22.07.2024)
- Danh mục nông sản Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc (15.04.2022)
- Thủ tục đăng ký xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc (15.04.2022)
- Quy định tiêu chuẩn nông sản xuất khẩu sang Nhật Bản (15.04.2022)