Số hiệu: | 53/2022/TT-BTC |
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài Chính |
Ngày ban hành: | 12/8/2022 |
Người ký: | TT. Võ Thành Hưng |
Loại văn bản: | Thông tư |
Lĩnh vực: | Chi ngân sách tài chính |
Hiệu lực: | Còn hiệu lực |
Tải về: |
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 53/2022/TT-BTC |
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2022
|
THÔNG TƯ
Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ
nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (sau đây viết tắt là Nghị định số 27/2022/NĐ-CP);
Căn cứ Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (sau đây viết tắt là Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg);
Thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (sau đây viết tắt là Quyết định số 263/QĐ-TTg);
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (sau đây viết tắt là Chương trình).
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Thông tư này quy định việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp từ ngân sách trung ương thực hiện Chương trình theo Quyết định số 263/QĐ-TTg;
b) Đối với các khoản tài trợ, viện trợ thuộc ngân sách nhà nước mà nhà tài trợ hoặc đại diện có thẩm quyền của nhà tài trợ và Bộ Tài chính chưa có thỏa thuận về nội dung, mức chi thì áp dụng theo nội dung, mức chi quy định tại Thông tư này;
c) Đối với các nội dung thuộc Chương trình có lồng ghép nguồn vốn sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác được áp dụng quy định tại Thông tư này theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này). Các địa phương chủ động bố trí kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách địa phương để cùng với kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện có hiệu quả các nội dung thành phần, nội dung của Chương trình trên địa bàn theo quy định tại Quyết định số 263/QĐ-TTg, Điều 7 và Điều 8 Mục 2 Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg;
d) Thông tư này không áp dụng đối với các khoản tài trợ, viện trợ thuộc ngân sách nhà nước đã có hướng dẫn riêng của cấp có thẩm quyền về chế độ chi tiêu tài chính.
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng, quyết toán và thụ hưởng nguồn kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện
1. Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ kinh phí sự nghiệp thực hiện theo Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg.
2. Kinh phí sự nghiệp thực hiện các nội dung của Chương trình phải hướng tới đạt mục tiêu thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới các cấp (tỉnh, huyện, xã) theo các mức độ (đạt chuẩn, nâng cao, kiểu mẫu) giai đoạn 2021-2025 ban hành tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 318/QĐ-TTg ngày 8 tháng 3 năm 2022 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025, số 319/QĐ-TTg ngày 8 tháng 3 năm 2022 về việc ban hành quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025, số 320/QĐ-TTg ngày 8 tháng 3 năm 2022 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025, số 321/QĐ-TTg ngày 8 tháng 3 năm 2022 về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025.
3. Căn cứ tổng mức vốn ngân sách trung ương hỗ trợ, cùng với nguồn vốn ngân sách địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân bổ, bảo đảm đồng bộ, không chồng chéo, trùng lặp với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.
4. Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện các nội dung của Chương trình.
5. Không sử dụng kinh phí của Chương trình để chi cho các hoạt động thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước đã được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm và các nội dung, nhiệm vụ đã được bố trí kinh phí từ các Chương trình, dự án khác.
Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình
1. Ngân sách trung ương
a) Bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các Bộ, cơ quan trung ương để thực hiện nhiệm vụ được giao của Chương trình theo nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ quy định tại Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg;
b) Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho các địa phương để triển khai các nội dung của Chương trình theo quy định tại Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg.
2. Ngân sách địa phương.
3. Các nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước
1. Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; đầu tư công; Nghị định số 27/2022/NĐ-CP; Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg; Quyết định số 263/QĐ-TTg; văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành chủ quản chương trình, nội dung thành phần, nội dung; quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật liên quan. Các cơ quan, đơn vị được phân bổ và giao dự toán kinh phí thực hiện Chương trình chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán theo đúng quy định của pháp luật. Các nội dung, nhiệm vụ, hoạt động thuộc Chương trình đã được quyết toán từ nguồn kinh phí của các chương trình, đề án, dự án khác thì không được quyết toán từ nguồn kinh phí của Chương trình này.
2. Việc mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư, hàng hóa, dịch vụ; sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng tài sản: Thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu; đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên; quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.
3. Đối với các hoạt động, nhiệm vụ cơ quan, đơn vị được giao dự toán (Bên A) ký hợp đồng với các cơ quan, đơn vị khác thực hiện (Bên B) theo quy định của pháp luật, tài liệu làm căn cứ thanh toán, quyết toán được lưu tại Bên A gồm: Hợp đồng, biên bản nghiệm thu công việc, biên bản thanh lý hợp đồng, văn bản đề nghị thanh toán kinh phí của Bên B, ủy nhiệm chi hoặc phiếu chi và các tài liệu có liên quan khác. Các hoá đơn, chứng từ chi tiêu cụ thể do Bên B trực tiếp thực hiện lưu giữ theo quy định hiện hành. Bên B có trách nhiệm triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình đã ký kết, trực tiếp sử dụng kinh phí theo đúng quy định của pháp luật.
4. Đối với các nội dung, nội dung thành phần có nội dung hỗ trợ hộ gia đình, việc hỗ trợ đối với hộ gia đình thực hiện thông qua người đại diện của gia đình là chủ hộ hoặc người đại diện cho hộ gia đình (là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, được ủy quyền bằng văn bản thay mặt gia đình nhận hỗ trợ). Cơ quan được giao nhiệm vụ hỗ trợ thực hiện lập bảng kê hỗ trợ hộ gia đình, trong đó ghi rõ họ và tên, địa chỉ người đại diện hộ gia đình được hỗ trợ; số tiền hỗ trợ hoặc tên, số lượng, thông số kỹ thuật, ký hiệu, nhãn mác, đơn vị sản xuất của loại sản phẩm hiện vật được hỗ trợ; chữ ký (dấu tay điểm chỉ) của người đại diện hộ gia đình được hỗ trợ hoặc xác nhận của tổ chức dịch vụ chi trả (trong trường hợp thanh toán qua tổ chức dịch vụ chi trả) làm chứng từ thanh toán, quyết toán.
Điều 5. Một số nội dung và mức chi chung
1. Chi đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực
a) Nội dung chi, mức chi đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực (bao gồm cả đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc, tổ dân phố ở phường, thị trấn; người không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp) theo hướng dẫn của cơ quan chủ các nội dung thuộc các nội dung thành phần thực hiện theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (sau đây viết tắt là Thông tư số 36/2018/TT-BTC). Riêng chi xây dựng, biên soạn tài liệu trong một số trường hợp đặc thù thực hiện như sau:
- Xây dựng, biên soạn tài liệu phục vụ các lớp đào tạo bồi dưỡng, tập huấn có thời gian dưới 05 ngày:
+ Tiền công viết tài liệu: 70.000 đồng/trang chuẩn (trang A4, thể thức, kỹ thuật trình bày theo quy định hiện hành đối với văn bản hành chính);
+ Tiền công sửa chữa, biên tập tổng thể: 40.000 đồng/trang chuẩn;
+ Tiền công thẩm định và nhận xét: 30.000 đồng/trang chuẩn;
Trường hợp xây dựng, biên soạn tài liệu bằng tiếng dân tộc thiểu số, mức chi cao hơn 30% so với các mức chi nêu trên;
- Số hóa tài liệu trong trường hợp đào tạo, bồi dưỡng từ xa: Thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư số 83/2021/TT-BTC ngày 4 tháng 10 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới giáo dục phổ thông; quy định của pháp luật về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan; các định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông;
b) Nguồn kinh phí được bố trí trong dự toán thực hiện Chương trình của cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực (bao gồm cả chi hỗ trợ tiền ăn, chi phí đi lại, tiền thuê chỗ nghỉ cho: học viên; cán bộ, công chức, viên chức; người không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp; người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc, tổ dân phố được cử đi học; chi phí phát sinh khi tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng dưới hình thức đào tạo từ xa và các khoản chi khác có liên quan).
2. Chi thông tin, tuyên truyền; phổ biến giáo dục pháp luật: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (sau đây viết tắt là Thông tư số 15/2022/TT-BTC).
3. Chi xây dựng cẩm nang, sổ tay hướng dẫn; sổ tay nghiệp vụ và các loại sổ, sách khác phục vụ hoạt động của các nội dung, nội dung thành phần: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.
4. Chi ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động chuyên môn các nội dung thuộc Chương trình: Thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan; các định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
5. Chi dịch và hiệu đính tài liệu phục vụ hoạt động chuyên môn của từng nội dung: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.
6. Chi thuê chuyên gia trong nước và tổ chức tư vấn độc lập phục vụ hoạt động chuyên môn của từng nội dung, nội dung thành phần: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.
7. Chi điều tra, khảo sát, đánh giá, thống kê nội dung chuyên môn của từng nội dung, nội dung thành phần: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.
8. Chi tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước; sơ kết, tổng kết, hội nghị, hội thảo, các hoạt động mang tính chất nghiên cứu khoa học phục vụ hoạt động chuyên môn của từng nội dung, nội dung thành phần: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.
9. Chi vận chuyển thuốc, hàng hoá, trang thiết bị, vật tư, gửi thông báo kết quả phục vụ hoạt động chuyên môn của từng nội dung, nội dung thành phần (nếu có): Mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.
10. Chi thuê người dẫn đường kiêm phiên dịch tiếng dân tộc hoặc ngôn ngữ ký hiệu, người dẫn đường không kiêm phiên dịch tiếng dân tộc hoặc ngôn ngữ ký hiệu: Mức chi thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 3 Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia.
Xem chi tiết tại đây Thong tu 53/2022/TT-BTC
- Thông tư 02/2024/TT-BKHCN Quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa (24.05.2024)
- Thông tư 55/2023/TT-BTC Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 (09.03.2024)
- Thông tư 01/2023/TT-BTNMT Ban hành quy chuẩn chất lượng đất, nước mặt, nước dưới đất và không khí (17.04.2023)
- Quyết định 148/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) 2023 (25.02.2023)
- Quyết định số 1055/QĐ-BYT về ban hành danh mục mã hãng sản xuất vật tư y tế để tạo lập mã vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (25.02.2023)
- Nghị định 111/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐC-CP về ghi nhãn hàng hóa (26.02.2022)
- Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT - Quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (11.02.2022)
- Thông tư 06/2021/TT-BNNPTNT - Quy định về xây dựng, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật sản phẩm, dịch vụ công do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý (30.08.2021)
- Thông tư 10/2021/TT-BNNPTNT - Thông tư hướng dẫn nội dung đầu tư, hỗ trợ đầu tư thực hiện nhiệm vụ “Phát triển sản xuất giống” theo Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ (30.08.2021)
- Thông tư số 01/2021/TT-BLĐTBXH ngày 03/6/2021 quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Bộ LĐTBXH (16.07.2021)