BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số: /2021/TT-BNNPTNT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm 2021 |
THÔNG TƯ
Hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác.
Chương 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp trong khu vực sản xuất nông nghiệp để tái sử dụng cho mục đích khác.
Chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp ở vùng nhiễm bệnh hoặc công bố dịch bệnh, dịch hại không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động liên quan đến các nội dung hướng dẫn tại Điều 1 Thông tư này.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chất thải chăn nuôi bao gồm chất thải rắn và nước thải chăn nuôi phát sinh trong quá trình chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, chế biến động vật và sản phẩm động vật.
2. Xử lý chất thải chăn nuôi là việc áp dụng giải pháp công nghệ hoặc biện pháp kỹ thuật phù hợp để tái sử dụng; không làm ô nhiễm môi trường, lây lan sinh vật gây hại.
3. Phụ phẩm nông nghiệp là sản phẩm phụ phát sinh từ hoạt động chăm sóc, thu hoạch, sơ chế biến trong các lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản và ngành nghề nông thôn, bao gồm:
a) Phụ phẩm cây trồng nông - lâm nghiệp là sản phẩm phát sinh trong quá trình chăm sóc, thu hoạch, sơ chế sản phẩm tại khu vực canh tác cây trồng nông - lâm nghiệp;
b) Phụ phẩm chăn nuôi là sản phẩm phát sinh trong quá trình chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, chế biến động vật và sản phẩm động vật;
c) Phụ phẩm thủy sản là sản phẩm phụ phát sinh trong quá trình chăm sóc, thu hoạch, sơ chế sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng và khai thác;
d) Phụ phẩm ngành nghề nông thôn là sản phẩm phát sinh trong các hoạt động ngành nghề nông thôn bao gồm: chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; xử lý, chế biến nguyên liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn.
4. Tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp cho mục đích khác là việc sử dụng lại phụ phẩm nông nghiệp trực tiếp hoặc sau khi áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ hoặc biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp; đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường và lây lan sinh vật gây hại.
Chương II
THU GOM CHẤT THẢI CHĂN NUÔI VÀ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP
Điều 4. Thu gom chất thải chăn nuôi
- Thu gom chất thải rắn
a) Chất thải rắn phải được thu gom, vận chuyển đến nơi tập trung và xử lý đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Việc thu gom chất thải được thực hiện hàng ngày đối với cơ sở chăn nuôi gia súc, cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật và thu gom theo đợt đối với chăn nuôi gia cầm. Chất thải rắn khác như kim tiêm, túi nhựa, đồ nhựa phải được thu gom và xử lý riêng.
b) Vị trí tập trung chất thải để xử lý phải ở cuối trại, xa khu chuồng nuôi, khu sản xuất trong cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến và xa nơi cấp nước; phải có quy trình xử lý chất thải trong cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật.
2. Thu gom nước thải chăn nuôi
Nước thải chăn nuôi phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi, khu sản xuất trong cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật đến khu xử lý bằng hệ thống riêng.
Điều 5. Thu gom phụ phẩm cây trồng nông - lâm nghiệp
1. Phụ phẩm cây trồng nông - lâm nghiệp được thu gom, phân loại theo mục đích sử dụng; không để lẫn với hóa chất, bao bì, vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, tạp chất vô cơ khác trong quá trình thu gom, vận chuyển.
2. Việc thu gom, vận chuyển phụ phẩm cây trồng nông - lâm nghiệp không ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp tại khu vực canh tác, giao thông; không gây ô nhiễm môi trường, lây lan sinh vật gây hại.
3. Khuyến khích sử dụng kỹ thuật tiên tiến trong thu hoạch, thu gom phụ phẩm cây trồng nông - lâm nghiệp; khuyến khích sử dụng kỹ thuật, công nghệ ép, nén phụ phẩm trước khi vận chuyển.
Điều 6. Thu gom phụ phẩm chăn nuôi...
Xem chi tiết Dự thảo
- Thông tư số 01/2021/TT-BLĐTBXH ngày 03/6/2021 quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Bộ LĐTBXH (16.07.2021)
- Thông tư 05/2019/TT-BKHCN quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP (10.07.2021)
- Nghi định 43/2017/NĐ-CP về Nhãn hàng hoá (10.07.2021)
- Thông tư 50/2016/TT-BYT Quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm (10.07.2021)
- Dự thảo Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa (26.06.2021)
- Thông tư 25/2019/TT-BYT Quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ y tế (26.06.2021)
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (26.06.2021)
- Quyết định số 194/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030 (26.06.2021)
- Quyết định số 255/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 (26.06.2021)
- Quyết định 2547/QĐ-BNN-KH Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (24.06.2021)