Số hiệu: | TCVN 11041-1:2017 |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Ngày ban hành: | 2017 |
Người ký: |
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Lĩnh vực: | Trồng trọt, chế biến |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết |
Tải về: |
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11041-1:2017
NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ - PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, GHI NHÃN SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ
Organic agriculture - Part 1: General requirement for production, processing, labelling of products from organic agriculture
Lời nói đầu
TCVN 11041-1:2017 thay thế TCVN 11041:2015 (GL 32-1999, soát xét 2007 và sửa đổi 2013):
TCVN 11041-1:2017 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F3/SC1 Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;
Bộ tiêu chuẩn TCVN 11041 Nông nghiệp hữu cơ gồm các phần sau đây:
- TCVN 11041-1:2017 Nông nghiệp hữu cơ- Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ,
- TCVN 11041-2:2017 Nông nghiệp hữu cơ- Phần 2: Trồng trọt hữu cơ,
- TCVN 11041-3:2017 Nông nghiệp hữu cơ- Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ.
Lời giới thiệu
Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống quản lý sản xuất toàn diện nhằm đẩy mạnh và tăng cường sức khỏe của hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm cả đa dạng sinh học, các chu trình sinh học và năng suất sinh học. Nông nghiệp hữu cơ nhấn mạnh việc quản lý các hoạt động canh tác, giảm thiểu việc dùng vật tư, nguyên liệu đầu vào từ bên ngoài cơ sở và có tính đến các điều kiện từng vùng, từng địa phương.
Nông nghiệp hữu cơ phải đáp ứng các mục tiêu sau đây:
a) Áp dụng sản xuất hữu cơ lâu dài, bền vững, theo hướng sinh thái và có tính hệ thống;
b) Đảm bảo độ phì của đất lâu dài và dựa trên đặc tính sinh học của đất;
c) Giảm thiểu (và tránh dùng nếu có thể) vật tư, nguyên liệu đầu vào là chất tổng hợp trong mọi giai đoạn của chuỗi sản xuất hữu cơ cũng như sự phơi nhiễm của con người và môi trường đối với các hóa chất bền hoặc có nguy cơ gây hại;
d) Giảm thiểu việc gây ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất đến môi trường xung quanh;
e) Không sử dụng các công nghệ không có nguồn gốc tự nhiên (ví dụ: các sản phẩm từ kỹ thuật biến đổi gen, công nghệ chiếu xạ...);
f) Tránh bị ô nhiễm từ môi trường xung quanh;
g) Duy trì tính chất hữu cơ trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản và vận chuyển.
...
- QCVN 01-183:2016/BNNPTNT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm (25.06.2021)
- QCVN 01-189/2019-BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón (25.06.2021)
- QCVN 8-1:2011/BYT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm (25.06.2021)
- QCVN 8-2:2011/BYT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm (25.06.2021)
- Quyết định 4653/QĐ-BNN-CN Ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) (08.06.2021)
- Quyết định số 3824/QĐ-BNN-TCTS về Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (VietGAP) (08.06.2021)
- TCVN 11892-1:2017 Thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP). Phần 1: Trồng trọt (02.06.2021)
- TCVN 11041-8:2018 Nông nghiệp hữu cơ - Phần 8: Tôm hữu cơ (26.06.2021)
- TCVN 11041-7:2018 Nông nghiệp hữu cơ - Phần 7: Sữa hữu cơ (26.06.2021)
- TCVN 11041-5:2018 Nông nghiệp hữu cơ - Phần 5: Gạo hữu cơ (26.06.2021)