Số hiệu: | TCVN 11041-7:2018 |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Ngày ban hành: | 2018 |
Người ký: |
Loại Văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp hữu cơ |
Hiệu lực: | Còn hiệu lực |
Tải về: |
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11041-7:2018
NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ - PHẦN 7: SỮA HỮU CƠ
Organic agriculture - Part 7: Organic milk
Lời nói đầu
TCVN 11041-7:2018 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F3/SC1 Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;
Bộ tiêu chuẩn TCVN 11041 Nông nghiệp hữu cơ gồm các phần sau đây:
- TCVN 11041-1:2017, Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ,
- TCVN 11041-2:2017, Phần 2: Trồng trọt hữu cơ,
- TCVN 11041-3:2017, Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ,
- TCVN 11041-5:2018, Phần 5: Gạo hữu cơ,
- TCVN 11041 -6:2018, Phần 6: Chè hữu cơ,
- TCVN 11041-7:2018, Phần 7: Sữa hữu cơ,
- TCVN 11041-8:2018, Phần 8: Tôm hữu cơ.
NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ - PHẦN 7: SỮA HỮU CƠ
Organic agriculture - Part 7: Organic milk
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với chăn nuôi gia súc cho sữa hữu cơ, thu nhận, bảo quản, chế biến sữa hữu cơ.
Tiêu chuẩn này được áp dụng đồng thời với TCVN 11041-1:2017 và TCVN 11041-3:2017.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 11041-1:2017 Nông nghiệp hữu cơ - Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
TCVN 11041-2:2017 Nông nghiệp hữu cơ - Phần 2: Trồng trọt hữu cơ
TCVN 11041-3:2017 Nông nghiệp hữu cơ - Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 11041-1:2017 cùng với các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
3.1
Sữa tươi nguyên liệu hữu cơ (organic raw milk)
Sữa thu được từ một hoặc nhiều lần vắt từ tuyến vú của gia súc cho sữa được nuôi theo phương thức hữu cơ, không bổ sung hoặc tách bớt các thành phần của sữa, chưa qua xử lý ở nhiệt độ cao hơn 40 °C hoặc các biện pháp xử lý tương đương khác, dùng để tiêu thụ ở dạng sữa lỏng hoặc để chế biến tiếp theo.
3.2
Sản phẩm sữa hữu cơ (organic milk products)
Sản phẩm thu được từ quá trình chế biến sữa tươi nguyên liệu hữu cơ (3.1), có thể bổ sung phụ gia thực phẩm và các thành phần khác cần cho quá trình chế biến.
4 Nguyên tắc
Chăn nuôi gia súc cho sữa, thu nhận sữa hữu cơ, bảo quản, chế biến sữa hữu cơ tuân thủ các nguyên tắc chung theo Điều 4 của TCVN 11041-1:2017 và Điều 4 của TCVN 11041-3:2017.
5 Các yêu cầu
5.1 Chăn nuôi
5.1.1 Khu vực chăn nuôi
Theo 5.1.1 của TCVN 11041-3:2017.
5.1.2 Chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ
...
- QCVN 01-183:2016/BNNPTNT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm (25.06.2021)
- QCVN 01-189/2019-BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón (25.06.2021)
- QCVN 8-1:2011/BYT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm (25.06.2021)
- QCVN 8-2:2011/BYT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm (25.06.2021)
- Quyết định 4653/QĐ-BNN-CN Ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) (08.06.2021)
- Quyết định số 3824/QĐ-BNN-TCTS về Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (VietGAP) (08.06.2021)
- TCVN 11892-1:2017 Thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP). Phần 1: Trồng trọt (02.06.2021)
- TCVN 11041-8:2018 Nông nghiệp hữu cơ - Phần 8: Tôm hữu cơ (26.06.2021)
- TCVN 11041-5:2018 Nông nghiệp hữu cơ - Phần 5: Gạo hữu cơ (26.06.2021)
- TCVN 11041-6:2018 Nông nghiệp hữu cơ - Phần 6: Chè hữu cơ (26.06.2021)