Số hiệu: | TCVN 9017:2011 |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Ngày ban hành: | 2011 |
Người ký: |
Loại Văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Lĩnh vực: | Trồng trọt |
Hiệu lực: | Còn hiệu lực |
Tải về: |
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9017:2011
QUẢ TƯƠI – PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU TRÊN VƯỜN SẢN XUẤT
Fresh fruits – Sampling method on the field
Lời nói đầu
TCVN 9017:2011 do Viện nghiên cứu rau quả biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
QUẢ TƯƠI – PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU TRÊN VƯỜN SẢN XUẤT
Fresh fruits – Sampling method on the field
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này hướng dẫn phương pháp lấy mẫu quả tươi trên vườn sản xuất để phân tích các chỉ tiêu vật lý, hoá học và vi sinh vật.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có). TCVN 5102:1990 (ISO 874:1980) Rau quả tươi – Lấy mẫu.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1 Quả tươi (fresh fruits)
Các loại quả dùng làm thực phẩm, còn tươi và chưa qua chế biến.
3.2 Chất lượng quả tươi (quality of fresh fruit)
Tập hợp các đặc tính về cảm quan, dinh dưỡng, an toàn thực phẩm của quả tươi phù hợp với tiêu chuẩn công bố và các quy định, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
3.3 Lô vườn sản xuất (production field)
Khu vực có diện tích xác định, được trồng cùng một loài hoặc một giống cây ăn quả và có cùng điều kiện sản xuất.
3.4 Điểm lấy mẫu (sampling point)
Vị trí xác định trong lô vườn sản xuất từ đó một hoặc nhiều đơn vị mẫu được lấy ra để tạo thành mẫu đơn.
3.5 Đơn vị mẫu (sample unit)
Lượng nhỏ nhất nguyên chiếc được lấy ra từ điểm lấy mẫu để tạo thành toàn bộ hay một phần của mẫu đơn.
3.6 Mẫu đơn (increment sample) Mẫu ban đầu (primary sample)
Một hoặc nhiều đơn vị mẫu được lấy ra từ một điểm lấy mẫu xác định trong lô vườn sản xuất.
3.7 Mẫu chung (bulk sample) Mẫu hỗn hợp (gross sample)
Mẫu được tạo nên từ việc trộn lẫn các mẫu đơn.
3.8 Mẫu phòng thử nghiệm (laboratory sample)
Mẫu lấy ra từ mẫu chung hay mẫu rút gọn, được chuyển tới phòng thử nghiệm để phân tích các chỉ tiêu vật lý, hoá học và vi sinh vật.
3.9 Mẫu lưu (storage sample)
Mẫu được lấy từ mẫu hỗn hợp hoặc mẫu rút gọn để lưu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ sở sản xuất hoặc phòng thử nghiệm, nếu cần.
3.10 Cỡ mẫu phòng thử nghiệm tối thiểu (minimum sampling size)
Số lượng hay khối lượng quả tối thiểu cần lấy đủ để thực hiện quá trình phân tích và lưu mẫu.
3.11 Dụng cụ lấy mẫu (sampling device)
- TCVN 9016:2011- Rau tươi - Phương pháp lấy mẫu trên ruộng sản xuất (06.08.2021)
- HACCP CODEX 2020 CXC 1-1969, REV.5- 2020 Tiếng Việt (25.06.2021)
- TCVN 5603:2008 Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm - HACCP (25.06.2021)
- QCVN 03-MT: 2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất. (25.06.2021)
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (25.06.2021)
- QCVN 02-32-2:2020/BNNPTNT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (25.06.2021)
- QCVN 02-31-3 : 2019/BNNPTNT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Thức ăn thủy sản. Phần 3: Thức ăn tươi, sống (25.06.2021)
- QCVN 02-31-2 : 2019/BNNPTNT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Thức ăn thủy sản. Phần 2: Thức ăn bổ sung (25.06.2021)
- QCVN 02-31-1 : 2019/BNNPTNT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia Thức ăn thủy sản. Phần 1: Thức ăn hỗn hợp (25.06.2021)
- QCVN 01-183:2016/BNNPTNT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm (25.06.2021)