Vài năm về trước, phổ biến trên bao bì sản phẩm là dãy mã số mã vạch GS1, tuy nhiên gần đây sự xuất hiện mã tem QR code dường như song song hoặc có doanh nghiệp lựa chọn thay thế hẳn mã số mã vạch cho sản phẩm của mình.
Để có thể hiểu rõ bản chất thực sự tem truy xuất, trước tiên tôi xin giới thiệu sơ lược yêu cầu trong truy xuất nguồn gốc theo tinh thần Thông tư 74/2011/TT-BNNPTNT như sau: "Truy xuất nguồn gốc thực phẩm: là khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh". Nghĩa là nhận diện được nguyên liệu tạo nên sản phẩm, lô bán thành phẩm và lô sản phẩm xuất đi phải có sự liên kết.
Bên cạnh đó, hoạt động thiết lập truy xuất nguồn gốc phải đáp ứng 03 nguyên tắc sau:
1. Cơ sở phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc theo nguyên tắc một bước trước - một bước sau để bảo đảm khả năng nhận diện, truy tìm một đơn vị sản phẩm tại các công đoạn xác định của quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm.
2. Thông qua các hệ thống truy xuất nguồn gốc, cơ sở phải đưa ra thông tin cần xác định đã được lưu giữ về cơ sở cung cấp nguyên liệu và cơ sở tiếp nhận sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất của cơ sở.
3. Sản phẩm sau mỗi công đoạn phải được dán nhãn hoặc được định dạng bằng một phương thức thích hợp để dễ dàng truy xuất nguồn gốc.
Như vậy, nội dung hiển thị của tem truy xuất có thể phục vụ truy xuất hoặc có thể không.
Tương quan giữa thông tin và truy xuất nguồn gốc
Từ hình trên ta có thể thấy được, truy xuất nguồn gốc là truy xuất thông tin, tuy nhiên không phải thông tin nào cũng phục vụ được vai trò truy xuất nguồn gốc nếu nó không ấp ứng được các nguyên tắc nêu trên.
Xem thêm: lợi ích áp dụng tem truy xuất nguồn gốc
Do đó, một hệ thống truy xuất nguồn gốc thực sự hiệu quả khi nó đáp ứng được các yêu cầu sau:
Thứ nhất: trong chuỗi liên kết giá trị sản phẩm, khi truy xuất nguồn gốc phải biết được sản phẩm đó có quá trình hình thành như thế nào, kể cả vận chuyển ra sao khi đến tay người tiêu dùng.
Thứ hai: thông tin của sản phẩm khi truy xuất phải thể hiện khớp với thông tin đã công bố lưu hành trên nhãn và thông tin thể hiện truy xuất.
Thứ ba: cần có sự kiểm tra, giám sát của bên thứ ba trong toàn bộ chuỗi quá trình tạo ra sản phẩm đó (như giấy chứng nhận VietGAP, hợp quy, đủ điều kiện ATTP, ...).
Thứ tư: cần phải có nhật ký điện tử về toàn bộ quá trình hình thành ra sản phẩm. Đây là yếu tố cực kỳ quang trong trọng, bởi khi xảy ra mất ATTP, trong một số trường hợp, khi thông tin được tình hình cảnh báo, nếu nhà sản xuất cố tình sẽ tìm cách điều chỉnh nhật ký sản xuất giấy, ngược lại, nhật ký điện tử thì không thể điều chỉnh được khi đã mã hóa trên tem truy xuất nguồn gốc.
Cân đối thông tin truy xuất và thông tin quảng bá
Một thực tế, người sản xuất muốn quảng cáo sản phẩm của mình, trong khi đó, ngoài các công dụng sản phẩm, người tiêu dùng lại hướng đến thông tin truy xuất nguồn gốc, vậy việc cân đối các thông tin này ra sao ? Theo tôi nhà sản xuất cần lựa chọn mức độ phù hợp, nhằm hài hòa nhưng vẫn đảm bảo được nguyên tắc truy xuất nguồn gốc mà không mất đi vai trò quảng cáo.
Xem thêm: các bước xây dựng tem truy xuất nguồn gốc
Ngoài tem truy xuất ra, cơ sở thực hiện tem truy xuất nguồn gốc đúng bản chất phải xây dựng hệ thống quản lý truy xuất bao gồm:
1. Thủ tục mã hóa, nhận diện nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình sản xuất.
2. Thủ tục ghi chép và lưu trữ hồ sơ trong quá trình sản xuất;
3. Thủ tục thẩm tra định kỳ và sửa đổi hệ thống;
4. Thủ tục truy xuất nguồn gốc (người thực hiện, nội dung, cách thức, thời điểm triển khai);
5. Phân công trách nhiệm thực hiện.
Tùy mức độ của từng doanh nghiệp, sẽ có lựa chọn từng dạng tem truy xuất khác nhau, quý vị có thể tham khảo các dạng tem truy xuất tại đây.
Theo GreenCert
- Cảnh báo về giả mạo thông tin chứng nhận của GreenCert (29.10.2024)
- Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2024 (30.08.2024)
- Lợi ích của HACCP trong sản xuất (08.11.2021)
- Trồng rau theo VietGAP cách làm giàu của người Mông Vân Hồ (05.11.2021)
- Lâm Đồng phát triển mạnh nông nghiệp hữu cơ (01.11.2021)
- Tìm giải pháp mở rộng vùng rau VietGAP (18.08.2021)
- Trồng trọt hữu cơ - xu hướng của nền nông nghiệp bền vững (14.08.2021)
- Tiền Giang hướng mở cho vùng sản xuất rau VietGAP (12.08.2021)
- Hòa Bình: Tập trung phát triển về nông nghiệp hữu cơ (05.08.2021)
- Phát triển chuỗi giá trị rau VietGAP (01.08.2021)