Chăn nuôi gà thả vườn theo hướng Vietgap hiệu quả
Để chăn nuôi gà thả vườn theo hướng VietGap đạt hiệu quả cao, bà con cầntuân thủ đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi nhằm đảm bảo đàn gà được nuôi dưỡng tốt để phát triển kinh tế, cung cấp thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn cho xã hội. Đồng thời bảo vệ môi trường,sức khỏe vật nuôi và phúc lợi xã hội cho người lao động và có thể truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm khi cần thiết.
1.Đối với chuồng trại:
Cách trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường giao thông chính, nguồn nước mặt tối thiểu 100m. Thiết kế chuồng nuôi phù hợp với từng lứa tuổi của gà và mục đích sản xuất. Trước mỗi cửa ra vào chuồng nuôi có hố sát trùng. Nên sử dụng bãi chăn thả luân phiên để chăn thả gà. Khu chăn thả đảm bảo diện tích tối thiểu 1m2/con. Trồng cây tạo bóng mát ở bãi chăn thả, dành diện tích tạo các hố tắm cát trong vườn cho gà.
Các thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quá trình chăn nuôi phải đảm bảo an toàn và dễ vệ sinh, tẩy rửa. Xung quanh khu vực chăn nuôi phải có tường rào kín ngăn cách với bên ngoài đảm bảo các gia súc khác và người lạ không vào được trong trại.
2.Về con giống
Lựa chọn con giống đạt tiêu chuẩn, phù hợp với lợi thế từng vùng, từng địa phương và thị hiếu của người tiêu dùng. Mua giống ở những cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng, được cấp phép sản xuất, có lý lịch con giống, đã được tiêm phòng vacxin theo quy định và được cơ quan Thú y cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển nếu ngoại tỉnh.
Trong chăn nuôi gà thịt thả vườn bà con nên áp dụng phương thức nuôi “cùng vào cùng ra”. Đưa gà vào nuôi cùng mộtlứavà xuất ra cùng đợt để có điều kiện trống chuồng và cách ly cắt đứt nguồn bệnh. Thời gian để trống chuồng tối thiểu là 15 ngày.
Con giống nhập về nếu trong khu chăn nuôi có gà đang nuôi thì phải nuôi tại chuồng nuôi cách ly ít nhất 2 tuần để theo dõi, đảm bảo an toàn mới đưa vào chuồng nuôi chính.
3.Quản lý thức ăn và nước uống
– Quản lý thức ăn: Thức ăn và nguyên liệu thức ăn (ngô, cám gạo, thóc, khô dầu, bột cá, bột vitamin, bột xương, khoáng) khi sử dụng phải đảm bảo không mốc, không vón cục, không lẫn tạp chất. Thức ăn hỗn hợp phải có nhãn mác rõ ràng và còn hạn sử dụng. Nên sử dụng thức ăn của các hãng sản xuất có uy tín trên thị trường.
Khi bảo quản trong kho, thức ăn hỗn hợp và nguyên liệu thức ăn phải xếp riêng từng loại và có kệ kê cao cách mặt nền 20cm và cách tường 20cm. Không để các hóa chất cùng kho chứa thức ăn chăn nuôi.
– Quản lý nước uống: Nguồn nước sử dụng cho chăn nuôi gà phải đảm bảo an toàn, có thể lấy từ giếng khoan, giếng đào, nước máy công cộng. Không nên sử dụng nguồn nước từ sông, suối, ao hồ có thể là nguồn lây nhiễm mầm bệnh cho gà.
4.Vệ sinh chăn nuôi
Hàng ngày vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi, chuồng nuôi, thay chất độn chuồng bị ẩm ướt.Thường xuyên phát quang bụi rậm xung quanh chuồng nuôi. Định kỳ vệ sinh sát trùng khu vực chăn nuôi bằng vôi bột hoặc thuốc sát trùng như Iotdine 10%, Virkon, Bencocid,.. (1 tuần/lần đối với vùng không có dịch, 1- 2 ngày/lần đối với vùng đang có dịch).
Hố sát trùng trước cửa chuồng thường xuyên có vôi bột hoặc các chất sát trùng phù hợp.
Sau mỗi đợt nuôi hoặc chuyển đàn phải làm sạch và khử trùng chuồng, thiết bị trong chuồng và để trống chuồng ít nhất 15 ngày.
Chất thải được thu dọn thường xuyên, đóng bao và xử lí trước khi đem ra ngoài trang trại.
Tất cả mọi người khi ra vào trại thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh khử trùng.
Xem ngay : Chứng nhận VietGap - Greencert
5.Công tác quản lý dịch bệnh
Bà con nên có quy trình phòng bệnh phù hợp các đối tượng gà và thực hiện đúng quy trình phòng bệnh. Tiêm đầy đủ vacxin phòng bệnh cho đàn gà theo lịch hướng dẫn của cơ quan thú y. Chỉ sử dụng các loại thuốc thú y có trong danh mục được phép sản xuất kinh doanh tại Việt nam do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành.
Hàng ngày theo dõi sức khỏe gia cầm, phát hiện sớm vật nuôi có biểu hiện bất thường để cách ly, điều trị.Khi có vật nuôi bị ốm, chết hàng loạt, khó kiểm soát, cần báo ngay cho thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.
6.Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm
Bà con nên lập sổ ghi chép theo dõi các khâu của quá trình sản xuất từ khi nhập con giống đến khi xuất bán, lữu trữ các thông tin trong quá trình chăn nuôi tại trại ít nhất 12 tháng: Ghi chép số con nhập về, đầu con hàng ngày; theo dõi tiêm phòng và điều trị bệnh; nhập, xuất thức ăn và các vật tư khác (con giống, thuốc thú y, dụng cụ, điện); xuất bán sản phẩm chăn nuôi(phân bón, gà thịt) nhằm hạch toán hiệu quả kinh tế và truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi cần thiết.
Nguồn : khuyennongninhbinh.gov.vn
- Cảnh báo về giả mạo thông tin chứng nhận của GreenCert (29.10.2024)
- Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2024 (30.08.2024)
- Lợi ích của HACCP trong sản xuất (08.11.2021)
- Trồng rau theo VietGAP cách làm giàu của người Mông Vân Hồ (05.11.2021)
- Lâm Đồng phát triển mạnh nông nghiệp hữu cơ (01.11.2021)
- Tìm giải pháp mở rộng vùng rau VietGAP (18.08.2021)
- Trồng trọt hữu cơ - xu hướng của nền nông nghiệp bền vững (14.08.2021)
- Tiền Giang hướng mở cho vùng sản xuất rau VietGAP (12.08.2021)
- Hòa Bình: Tập trung phát triển về nông nghiệp hữu cơ (05.08.2021)
- Phát triển chuỗi giá trị rau VietGAP (01.08.2021)