Sau khi gia nhập WTO, nông sản của Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn hàng hóa ngày càng khắt khe của các nước nhập khẩu. Đồng thời, sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn là yêu cầu cấp bách và cũng là sự quan tâm của người tiêu dùng và của cả cộng đồng. Đối với người sản xuất, đây vừa là trách nhiệm trước xã hội, vừa đảm bảo tiêu thụ tốt sản phẩm do mình sản xuất ra, tăng sức cạnh tranh trong thị trường, đồng thời đảm bảo tốt môi trường sản xuất và duy trì sản xuất nông nghiệp bền vững. Để đáp ứng những yêu cầu trên và phù hợp với xu thế phát triển, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau quả tươi an toàn, chè búp tươi an toàn và chăn nuôi lợn an toàn, gia cầm an toàn, bò sữa an toàn, ong an toàn tại Việt Nam vào năm 2008.
VietGAP là một tiêu chuẩn tự nguyện nhằm hướng dẫn người sản xuất nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trên cơ sở kiểm soát các mối nguy, và được biên soạn dựa trên các tiêu chí của AseanGAP, GlobalGAP, Freshcare nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho rau quả tươi của Việt Nam tham gia thị trường khu vực Đông Nam Á và thế giới, hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp bền vững. VietGAP tập hợp các tiêu chí đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm đảm bảo: kỹ thuật sản xuất, ATTP, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe. Sau đó, Bộ NN&PTNT tiếp tục ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho lúa, cà phê vào năm 2010; Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn, gà an toàn trong nông hộ và VietGAP trong nuôi trồng thủy sản vào năm 2011. Sau một thời gian triển khai, Bộ NN&PTNT đã ban hành các quyết định sửa đổi, thay thế các GAP trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
Bên cạnh VietGAP, còn có các loại thực hành nông nghiệp tốt (GAP) khác do các tổ chức Quốc tế quy định đang được triển khai tại Việt Nam gồm GlobalGAP, 4C, UTZ Certifiled, Rain Forest, JGAP cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như chè, cà phê, ca cao, hồ tiêu, rau quả… thông qua các dự án đối tác công tư (PPP), các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Quốc tế hỗ trợ nông dân tổ chức sản xuất, chứng nhận GAP và tiêu thụ sản phẩm. Trong những năm qua, hầu hết các tỉnh đã triển khai vận động, hỗ trợ sản xuất nông sản, thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP. Tính đến hết năm 201741, đã có 1.406 cơ sở trồng trọt được chứng nhận VietGAP với diện tích khoảng hơn 18.200 ha (trong đó rau là hơn 3.443 ha/ tổng 937.300ha, quả là hơn 11.813 ha/ tổng 923.900ha, chè là hơn 1.864 ha/ tổng 129.300 ha, cà phê là 100 ha và lúa là hơn 979,42 ha); khoảng 500 cơ sở nuôi thủy sản với diện tích nuôi trồng thủy sản là 2.618 ha được cấp chứng nhận VietGAP và tương đương; trên 26.000 hộ chăn nuôi và trên 300 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP (chiếm 1,4% tổng số trang trại).
Có thể thấy rằng VietGAP và hữu cơ là 2 tiêu chuẩn tự nguyện, còn RAT không bắt buộc các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ như nông hộ phải áp dụng. Theo quy định của Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT về điều kiện bảo đảm ATTP và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT, các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ (là cơ sở sản xuất ban đầu cung cấp sản phẩm ra thị trường không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy chứng nhận đăng ký DN/ giấy chứng nhận đầu tư hoặc đã được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại/ VietGAP) phải ký cam kết và có trách nhiệm chấp hành đầy đủ các nội dung đã cam kết sản xuất thực phẩm an toàn, cung cấp thông tin có liên quan khi có dấu hiệu vi phạm gây mất ATTP và chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước (thường được phân cấp cho UBND cấp xã thực hiện).
Có thể thấy rằng VietGAP và hữu cơ là 2 tiêu chuẩn tự nguyện, còn RAT không bắt buộc các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ như nông hộ phải áp dụng. Theo quy định của Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT về điều kiện bảo đảm ATTP và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT, các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ (là cơ sở sản xuất ban đầu cung cấp sản phẩm ra thị trường không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy chứng nhận đăng ký DN/ giấy chứng nhận đầu tư hoặc đã được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại/ VietGAP) phải ký cam kết và có trách nhiệm chấp hành đầy đủ các nội dung đã cam kết sản xuất thực phẩm an toàn, cung cấp thông tin có liên quan khi có dấu hiệu vi phạm gây mất ATTP và chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước (thường được phân cấp cho UBND cấp xã thực hiện).
- Đối với thị trường trong nước, GAP là các tiêu chuẩn tự nguyện đối với người sản xuất, nhưng cần trở thành một nhu cầu đối với người tiêu dùng sản phẩm an toàn, có như vậy mới hình thành cơ chế thị trường đối với GAP, không phụ thuộc vào sự hỗ trợ của nhà nước. Công tác truyền thông và đào tạo về GAP đối với hộ nông dân HTX, doanh nghiệp và cả người tiêu dùng là rất quan trọng. Bộ NN&PTNT phối hợp Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và các đoàn thể tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của xã hội về ATTP nói chung và VietGAP nói riêng, đặc biệt trong khuôn khổ Chương trình NTM.
- Cần thúc đẩy xây dựng và nhân rộng mô hình liên kết theo chuỗi giá trị áp dụng GAP với sự tham gia của DN và HTX/THT/Hội nghề nghiệp đại diện cho nông dân sản xuất nhỏ để đảm bảo Chuỗi thực phẩm an toàn.
- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát các đơn vị đã được chứng nhận cũng như toàn bộ quy trình chứng nhận VietGAP do tổ chức chứng nhận thực hiện và xử phạt tổ chức, cá nhân làm ăn gian dối, nhất là đối với các tổ chức, cá nhân tham giao vào các chuỗi giá trị sản phẩm để xuất khẩu bởi khi có một lô hàng nào bị đánh giá không đạt bởi nước nhập khẩu thì tỷ lệ doanh nghiệp bị kiểm tra sẽ tăng lên tới 50%, thậm chí 100% (thay vì bình thường chỉ là 5%). Điều này không chỉ gây thiệt hại cho các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị mà còn ảnh hưởng đến uy tín của nông sản Việt Nam.
-
Theo thống kê chưa đầy đủ của các tổ chức chứng nhận VietGAP, đến hết năm 2018 đã có gần 1.900 cơ sở trồng trọt có Giấy chứng nhận VietGAP với diện tích 81.500 ha, tăng gần 500 cơ sở (63.300 ha) so với năm 2017. Điều đó chứng tỏ diện tích được chứng nhận VietGAP trong trồng trọt tăng nhanh trong năm 2018. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đã đề ra của Chính phủ, cần thực hiện các giải pháp đẩy mạnh thực hành nông nghiệp tốt trong những năm tới.
- Chất 6-Benzylaminopurine ảnh hưởng sức khỏe thế nào (02.01.2025)
- Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2024 (30.08.2024)
- Lợi ích của HACCP trong sản xuất (08.11.2021)
- Trồng rau theo VietGAP cách làm giàu của người Mông Vân Hồ (05.11.2021)
- Lâm Đồng phát triển mạnh nông nghiệp hữu cơ (01.11.2021)
- Tìm giải pháp mở rộng vùng rau VietGAP (18.08.2021)
- Trồng trọt hữu cơ - xu hướng của nền nông nghiệp bền vững (14.08.2021)
- Tiền Giang hướng mở cho vùng sản xuất rau VietGAP (12.08.2021)
- Hòa Bình: Tập trung phát triển về nông nghiệp hữu cơ (05.08.2021)
- Phát triển chuỗi giá trị rau VietGAP (01.08.2021)