Tất cả sẽ được chia sẻ ngay qua bài viết sau, cùng theo dõi để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Chứng nhận HACCP mang lại lợi ích không chỉ nằm ở việc nó là một công cụ giúp quản lý hệ thống vệ sinh an toàn thực phẩm hiệu quả cao trong ngành công nghệ thực phẩm, mà nó còn đóng góp rất nhiều giá trị thiết thực vào sự phát triển của tổ chức hay doanh nghiệp đang áp dụng nó.
Ngay sau đây, sẽ chia sẻ nhanh lợi ích nổi bật của nó trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm, mời bạn cùng theo dõi và nắm thêm những kiến thức bổ ích nhất.
Đôi nét về HACCP
Để có thể đi tìm hiểu chi tiết lợi ích của HACCP khi áp dụng trong sản xuất kinh doanh, quý bạn cần nắm rõ những thông tin cơ bản về nó như sau:
- HACCP là thuật ngữ viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Points, dịch ra tiếng Việt là Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Đây là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả.
- Nhờ HACCP, doanh nghiệp dễ dàng phân tích được các rủi ro liên quan đến thực phẩm và tập trung sử dụng biện pháp để loại bỏ hoặc kiểm soát rủi ro này ở mức an toàn nhất.
- Doanh nghiệp có thể áp tiêu chuẩn này trong mọi công đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm từ khâu sản xuất nguyên liệu - thu mua - xử lý - sản xuất - chế biến đến phân phối và tiêu dùng.
Lợi ích của HACCP đối với doanh nghiệp
Hãy cùng tìm hiểu chi tiết 7 lợi ích của HACCP mang lại cho tổ chức, doanh nghiệp thực phẩm áp dụng nó ngay sau đây.
1. Tối đa hóa mức độ an toàn thực phẩm
Các chương trình tiên quyết (PRP) là nền tảng cốt lõi của hệ thống HACCP, nên khi áp dụng các chương trình này sẽ đảm bảo mỗi bước trong quy trình đều được thực hiện chính xác.
Không những vậy, bằng các xác định và kiểm soát các mối nguy tiềm ẩn như các chất ô nhiễm vi sinh, vật lý hay hóa học, nhờ đó doanh nghiệp áp dụng HACCP hoàn toàn có thể tối đa hóa được mức độ an toàn thực phẩm, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng cuối cùng.
2. Giảm thiểu rủi ro ảnh hưởng tới mức độ ATVSTP
Như đã đề cập, những nguyên tắc và yêu cầu trong HACCP, doanh nghiệp bạn dễ dàng hạn chế tối đa các rủi ro gây ảnh hưởng không tốt đến mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đó, hàng hóa/dịch vụ lưu thông trên thị trường cũng sẽ gặp ít phàn nàn, khiếu nại về chất lượng hơn. Đảm bảo nâng cao uy tín và hình ảnh của thương hiệu trong mắt khách hàng cũng như đối tác.
3. Nhất quán trong việc chuẩn bị sản phẩm
Nhờ xác định và kiểm soát các điểm tới hạn nghiêm ngặt, chặt chẽ, các doanh nghiệp áp dụng HACCP có thể đảm bảo các sản phẩm hay dịch vụ của mình được tạo ra luôn nhất quán về mặt chất lượng cũng như độ an toàn. Bởi mọi công đoạn sản xuất, chế biến đều diễn ra theo một quy trình chuẩn, nếu xuất hiện điểm tới hạn vượt ngưỡng đạt ra, doanh nghiệp có thể phát hiện kịp thời và khắc phục nhanh chóng.
4. Tích hợp trong hệ thống quản lý chất lượng khác
HACCP là một phần trong tiêu chuẩn ISO 22000 về hệ thống FSMS (hệ thống quản lý an toàn thực phẩm). Do đó, khi doanh nghiệp áp dụng HACCP cũng chính là tiền đề để doanh nghiệp xây dựng FSMS theo tiêu chuẩn ISO 22000.
Đồng thời, HACCP cũng có thể tích hợp với nhiều hệ thống quản lý khác nhau để tối ưu hiệu quả trong công tác quản lý an toàn thực phẩm cho tổ chức/doanh nghiệp.
5. Tăng lợi nhuận
Một trong những lợi ích của HACCP chính là giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận bởi tạo ra được những sản phẩm đảm bảo về mặt an toàn thực phẩm, tạo được niềm tin cho khách hàng và đối tác. Đây chính là lợi thế cạnh tranh mới mà doanh nghiệp không thể bỏ qua giúp gia tăng sức tiêu thụ sản phẩm/hàng hóa so với đối thủ và đạt được nhiều lợi ích về mặt kinh tế.
Ngoài ra, HACCP đảm bảo quá trình sản xuất không có sai sót nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng an toàn thực phẩm, nên doanh nghiệp có thể giảm thiểu được chi phí sản xuất do tiết kiệm được chi phí xử lý sai hỏng và chi phí thử nghiệm.
6. Thể hiện sự tuân thủ nghĩa vụ pháp lý
Hiện nay, các quy định, luật định được ban hành nhằm kiểm soát tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng nghiêm trọng. Do đó, việc doanh nghiệp đạt được chứng nhận HACCP sẽ là bằng chứng "thép" chứng minh sự tuân thủ nghĩa vụ pháp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
7. Cầu nối để thực hiện thương mại quốc tế
Trên thực tế, có không út thị trường khắt khe đòi hỏi doanh nghiệp cần có chứng nhận HACCP thì mới được phép lưu thông sản phẩm của mình trên thị trường đó.
Vì thế, sở hữu giấy chứng nhận HACCP được xem là tấm giấy thông hành dành cho các doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm của mình ra thế giới, thực hiện thương mại quốc tế.
Qua những lợi ích của HACCP mà chúng tôi chia sẻ phía trên, hy vọng quý bạn đã hiểu rõ được lý do tại sao phải áp dụng HACCP trong hoạt động sản xuất và kinh doanh thực phẩm, từ đó đưa ra quyết định chính xác cho doanh nghiệp bạn.
>> Xem ngay:
Chứng nhận HACCP - Greencert
- Cảnh báo về giả mạo thông tin chứng nhận của GreenCert (29.10.2024)
- Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2024 (30.08.2024)
- Trồng rau theo VietGAP cách làm giàu của người Mông Vân Hồ (05.11.2021)
- Lâm Đồng phát triển mạnh nông nghiệp hữu cơ (01.11.2021)
- Tìm giải pháp mở rộng vùng rau VietGAP (18.08.2021)
- Trồng trọt hữu cơ - xu hướng của nền nông nghiệp bền vững (14.08.2021)
- Tiền Giang hướng mở cho vùng sản xuất rau VietGAP (12.08.2021)
- Hòa Bình: Tập trung phát triển về nông nghiệp hữu cơ (05.08.2021)
- Phát triển chuỗi giá trị rau VietGAP (01.08.2021)
- Phát triển nông nghiệp hữu cơ: Mở hướng mới cho nông nghiệp Việt Nam (29.07.2021)