Mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại Sóc Trăng. Ảnh: Nhật Hồ
Ông Võ Văn Hoa, xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng cho rằng, chi phí sản xuất lúa hữu cơ cho 1.000 m2 chỉ 700.000 đồng, nhưng khi thu hoạch bán đến 3 – 3,5 triệu đồng”.
Ông Võ Văn Hoa, xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng cho rằng lợi nhuận trồng lúa hữu cơ rất cao. Dù vậy người trồng cần chăm sóc tỉ mỉ. Ảnh: Nhật Hồ
Do sản xuất lúa hữu cơ không tuyệt đối không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu nên chi phí thấp. Đặc biệt lúa hữu cơ sản xuất trên đất lúa – tôm nên mùa tôm liền kề ít rủi ro so với diện tích không trồng lúa.
Ông Hoàng Phi Hổ, xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuân, tỉnh Sóc Trăng cho rằng sản xuất lúa hữu cơ không quá khó nhưng cần sự tỉ mỉ trong khâu chăm sóc, ghi chép cẩn thận từng thời gian sinh trưởng, môi trường xung quanh cũng không có…mùi thuốc BVT. Khó nhất là khâu gieo mạ đến cấy vì cây mạ nhỏ, cấy rất khó.
Theo AHLĐ Hồ Quang Cua, ĐBSCL có đến 200.000 ha lúa trên đất tôm. Trong số này có đến 50% trồng lúa hữu cơ được. Việc trồng lúa hữu cơ không khó, nếu như người trồng tuân thủ quy trình nghiêm ngắc từ ban đầu. Cái khó là nguồn vốn đầu tư và đạt được chứng nhận gạo hữu cơ theo đúng tiêu chuẩn.
- Nông nghiệp hữu cơ, bơ vơ chỗ đứng (29.12.2020)
- Đẩy mạnh thực hành nông nghiệp tốt nhằm nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm (29.12.2020)
- Hướng dẫn lập trại chăn nuôi chuẩn VietGAP (29.12.2020)
- Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP mới trong sản xuất chè an toàn (29.12.2020)
- Lan toả mô hình VietGap trong sản xuất nông nghiệp (29.12.2020)
- Sản xuất lúa Nhật (Japonica) theo chuẩn VietGAP (29.12.2020)
- Nông nghiệp hữu cơ, kế hoạch và hành động (29.12.2020)
- Nhân rộng các mô hình chăn nuôi hữu cơ - an toàn sinh học (27.12.2020)
- Thị trường nông nghiệp hữu cơ tập trung vào sản phẩm có lợi thế (16.12.2020)
- Nông nghiệp hữu cơ – Hướng phát triển nông nghiệp bền vững (16.12.2020)