Sản xuất trồng trọt áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ và ứng dụng công nghệ cao tạo ra các sản phẩm an toàn tại Quảng Ninh thời gian gần đây ngày càng được quan tâm và thúc đẩy mạnh mẽ.
Sản xuất trồng trọt áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ và ứng dụng công nghệ cao tạo ra các sản phẩm an toàn tại Quảng Ninh thời gian gần đây ngày càng được quan tâm và thúc đẩy mạnh mẽ.Đứng trước bài toán cân bằng cung - cầu hàng hóa nông sản và thực phẩm từ lượng sang chất, bảo đảm an ninh lương thực, mở rộng thị trường hướng tới xuất khẩu, ngành sản xuất trồng trọt của tỉnh đã xác định lại động lực chính thúc đẩy phát triển là sản xuất an toàn, bền vững với phương thức hạn chế sử dụng hóa chất tổng hợp, sản xuất hữu cơ để tạo ra sản phẩm nông sản an toàn, nông sản sạch nhằm tăng giá trị sản phẩm, khả năng cạnh tranh.
Vùng sản xuất na đat tiêu chuẩn VietGAP tai xã An Sinh – Đông Triều
Sản xuất nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP hay nông nghiệp hữu là một xu hướng tất yếu. Trong đó sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ hơn do ưu điểm là tạo ra được sản phẩm an toàn mà vẫn đảm bảo được năng suất do vẫn sử dụng hóa chất tổng hợp ở ngưỡng cho phép.
Tuy nhiên, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hay hữu cơ đều gặp phải khó khăn chung là phải có thời gian để thay đổi một tập quán đã ăn sâu vào ý thức của người sản xuất. Vì sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hay nông nghiệp hữu cơ đòi hỏi người dân phải được đào tạo để có những kiến thức cơ bản đáp ứng yêu cầu.
Riêng đối với sản xuất hữu cơ khi sản xuất sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức như: năng suất cây trồng bước đầu sẽ thấp hơn so với sản xuất an toàn (VietGAP), do không dùng phân bón hóa học, hoóc môn tăng trưởng, công nghệ gen...; đối mặt với dịch bệnh do không dùng thuốc bảo vệ thực vật; phân bón vô cơ,... trong khi cơ sở hữu cơ và không hữu cơ nằm liền kề, đan xen, mặc dù có vùng đệm nhưng nguy cơ lây truyền dịch bệnh là rất cao; sản xuất hữu cơ tốn nhiều công lao động hơn (thu gom xác thực vật, làm phân hữu cơ, làm cỏ, bẫy bả…); giá thành sản phẩm hữu cơ cao hơn đáng kể so với sản phẩm an toàn do năng suất thấp, chi phí cao (lao động thủ công, phí chứng nhận, diện tích chăn thả, chuồng trại/đầu con lớn hơn…) nên thị trường giới hạn là nhóm khách hàng có thu nhập cao.
Nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất an toàn, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai ra nhiều giải pháp khuyến khích, thu hút các tổ chức, các nhân đầu tư vào lĩnh vực này. Trong đó chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng, vật tư, chứng nhận VietGAP, hữu cơ cho người sản xuất tại Nghị quyết 45/2016/NQ-HĐND ngày 07/12/2016, Nghị quyết số 43/2016 /NQ-HĐND ngày 07/12/2016 triển khai và đạt được một số kết quả đáng mừng.
Đến nay, toàn tỉnh có trên 900 ha cây trồng (rau, quả, chè, lúa) sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trong đó có 584 ha đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP (tăng trên 550 ha so với năm 2016). Tuy nhiên diện tích trên mới chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn so với tổng diện tích trồng trọt toàn tỉnh hiện nay.
Mới đây nhất, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết 194/2019/NQ-HĐND ngày 30/7/2019 với nhiều chính sách hỗ trợ để thúc đẩy nhanh, mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó để phát triển nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh các địa phương cần có sự quan tâm thỏa đáng đến việc xây dựng và phát triển các sản phẩm VietGAP, hữu cơ ưu tiên những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sản phẩm đang có thị trường xuất khẩu lớn để từng bước chuyển một phần sang sản xuất hữu cơ. Ưu tiên quy hoạch vùng có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi cho đối tượng cây trồng sản xuất hữu cơ; lựa chọn loài cây trồng, giống cây trồng mới thích ứng, chống chịu sâu bệnh, ngoại cảnh bất lợi tốt.
Sản xuất an toàn, sản xuất hữu cơ là bước chuyển lớn để thoát khỏi phương thức sản xuất cũ mang tính lạm dụng quá mức hóa chất tổng hợp nên cần có lộ trình và thực hiện từng bước, trong đó không thể thiếu sự quan tâm, đầu tư đúng mực và hành động cụ thể của các địa phương thì mới có thể phát triển bền vững.
Nguồn : quangninh.gov.vn
- Cảnh báo về giả mạo thông tin chứng nhận của GreenCert (29.10.2024)
- Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2024 (30.08.2024)
- Lợi ích của HACCP trong sản xuất (08.11.2021)
- Trồng rau theo VietGAP cách làm giàu của người Mông Vân Hồ (05.11.2021)
- Lâm Đồng phát triển mạnh nông nghiệp hữu cơ (01.11.2021)
- Tìm giải pháp mở rộng vùng rau VietGAP (18.08.2021)
- Trồng trọt hữu cơ - xu hướng của nền nông nghiệp bền vững (14.08.2021)
- Tiền Giang hướng mở cho vùng sản xuất rau VietGAP (12.08.2021)
- Hòa Bình: Tập trung phát triển về nông nghiệp hữu cơ (05.08.2021)
- Phát triển chuỗi giá trị rau VietGAP (01.08.2021)